YOMEDIA
NONE

Giải bài tập 1 trang 20 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 trang 20 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức

Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Nội lực là:

A. lực diễn ra trên bề mặt đất Trái Đất mà nguyên nhân sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

B. lực diễn ra trên bề mặt đất Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

C. lực sinh ra bên trong lòng đất mà nguyên nhân chủ yếu sinh ra là do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

D. lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

1.2. Nếp uốn được hình thành do

A. lực nén ép của các vận động theo phương nằm ngang.

B. lực vận động nâng lên, hạ xuống theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất.

C. kết quả của động đất gây ra.

D. hoạt động núi lửa gây ra.

1.3. Địa hình cồn cát ven biển miền Trung nước ta là do

A. sóng biển và gió tạo thành.

B. sóng biển tạo nên.

C. nội lực.

D. sông tạo thành

1.4. Địa hình cồn cát trong sa mạc là do

A. nội lực

B. quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió

C. quá trình bóc mòn và bồi tụ

D. quá trình phong hóa

1.5. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau:

A. phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.

B. phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.

C. phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.

D. phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 1

Phương pháp giải:

* Nội lực:

- Đọc lại khái niệm nội lực mục 1a trang 24 SGK Địa lí 10

- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt đất:

+ Vận động theo phương thẳng đứng: là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

+ Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

* Ngoại lực:

Tác động của ngoại lực đối với địa hình về mặt đất:

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

Lời giải chi tiết:

1.1.

Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

=> Chọn đáp án D

1.2.

Nếp uốn được hình thành do lực nén ép của các vận động theo phương nằm ngang.

=> Chọn đáp án A

1.3.

Các cồn cát ven biển miền trung được hình thành vừa do quá trình mài mòn vừa do quá trình thôi mòn

=> Chọn đáp án A

1.4.

Địa hình cồn cát trong sa mạc là do quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió

=> Chọn đáp án B

1.5.

Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.

=> Chọn đáp án C

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài tập 1 trang 20 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF