YOMEDIA
NONE

Câu hỏi trang 35 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 35 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Hình 7.7. Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phóoc-ni-a - Hoa Kỳ) Hình 7.2. Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hoà tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam) Hình 7.3. Rễ cây làm cho đá rạn nứt

 

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 35

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 1 (Quá trình phong hóa) kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3.

- Phong hóa xảy ra mạnh nhất trên bề mặt và ở độ sâu không lớn trong vỏ Trái Đất. Kết quả của quá trình này tạo nên lớp vỏ phong hóa là bước đầu của sự hình thành đất.

- Trình bày tác động của quá trình phong hóa lí học, hóa học và sinh học đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.

Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).

- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).

Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).

- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi trang 35 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF