YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài Mở đầu: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp


Nhằm cung cấp cho các em thêm nhiều hiểu biết về đặc điểm và vài trò của môn Địa lí trong chương trình THPT HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài Mở đầu: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, bài học còn giúp cho các em có những định hướng nghề nghiệp khi học bộ môn Địa lí. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm cơ bản của môn địa lí ở trường phổ thông và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống

1.1.1. Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí

- Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội, được thiết kế theo ba mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế – xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam

- Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau:

+ Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội dung bài học, chủ đề địa lí.

+ Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng rõ kiến thức địa lí.

+ Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông... vào nội dung địa lí.

+ Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.

1.1.2. Vai trò của môn Địa lí đối với đời sống

- Giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng việc đánh giá, phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên như hình điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ, điều kiện kinh tế - xã hội đến từng đối tượng địa lí cụ thể...; giải thích được phương thức con người khai thác hợp lí và có hiệu quả nguồn lực sẵn có cho sinh hoạt và sản xuất; quy hoạch, tổ chức không gian sống và sản xuất phù hợp với tự nhiên và văn hoá, xã hội của từng quốc gia, khu vực.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ

- Giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và văn hoá, xã hội của từng quốc gia (như phân bố dân số và kinh tế của Ô-xtrây-li-a dưới đây), khu vực cụ thể, nhất là trong giai đoạn hội nhập toàn cầu như hiện nay.

Phân bố dân số và kinh tế ở Ô-xtray-li-a

- Giúp học sinh hình thành các kĩ năng, sử dụng hiệu quả các phương tiện như bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, ... để giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng như: nghiên cứu khoa học, tạo nền tảng kiến thức để học tốt các môn học khác và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

1.2. Định hướng nghề nghiệp

- Môn Địa lí góp phần cung cấp kiến thức nền tảng cho học sinh về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, từ đó giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về ngành nghề, một số điều kiện cần có để phát triển ngành nghề ở các phạm vi từ lớn đến nhỏ (thế giới, quốc gia, địa phương).

- Từ các đơn vị kiến thức, học sinh hình thành tư duy tổng hợp địa lí, có thể nhận xét và giải thích tình hình phát triển của các ngành kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai.

Một số ngành nghề làm việc của môn Địa lí

- Mối quan hệ giữa các nhóm ngành nghề và kiến thức địa lí

NHÓM NGÀNH NGHỀ

KIẾN THỨC ĐỊA LÍ

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản). 

- Công nghiệp (luyện kim, cơ khí, hoá chất, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, dệt – may,...). 

- Dịch vụ: 

+ Dịch vụ kinh doanh: điều hành doanh nghiệp/phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, bất động sản. 

+ Dịch vụ tiêu dùng buôn bán, du lịch, y tế, giáo dục,... 

+ Dịch vụ công: quy hoạch và phát triển các vùng; nghiên cứu, đánh giá, quản lý các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường; trắc địa bản đồ.

- Vai trò, đặc điểm của ngành. 

- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của ngành. 

- Tình hình phát triển và phân bố.

- Tổ chức không gian lãnh thổ. 

- Kiến thức tổng hợp địa lí: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí môi trường.

- Kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học: bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sơ đồ,...

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông có đặc điểm gì? Có vai trò như thế nào đối với đời sống và có liên quan đến những ngành nghề nào trong xã hội ngày nay?

Hướng dẫn giải:

- Các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông:

+ Thuộc nhóm khoa học xã hội, được thiết kế theo 3 mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.

+ Nội dung kiến thức: gồm kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập (vừa mở rộng, nâng cao nội dung kiến thức đã học vừa cập nhật các tri thức khoa học, các vấn đề phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương).

+ Môn Địa lí có tính tích hợp, thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.

- Vai trò của môn Địa lí đối với đời sống: Cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất; tình hình phát triển và phân bố các đối tượng địa lí (dân cư, các ngành sản xuất vật chất,…).

- Những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí:

+ Giáo viên Địa lí;

+ Hướng dẫn viên du lịch;

+ Nhà địa chất học;

+ Chuyên gia bản đồ;

+ Chuyên gia tư vấn môi trường;

+ Chuyên viên quản lí, nghiên cứu về quy hoạch lãnh thổ,…

=> Ví dụ: Để trở thành một giáo viên Địa lí, cần có kiến thức tổng hợp về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, từ đó truyền đạt lại cho học sinh.

Bài tập 2: Môn Địa lí góp phần định hướng ngành nghề như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Môn Địa lí góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông:

+ Cung cấp kiến thức nền tảng về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về ngành nghề, một số điều kiện cần có để phát triển ngành nghề ở các phạm vi từ lớn đến nhỏ (thế giới, quốc gia, địa phương).

+ Giúp học sinh hình thành tư duy tổng hợp địa lí, có thể nhận xét và giải thích tình hình phát triển của các ngành kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

3.1. Trắc nghiệm Bài Mở đầu Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương Mở đầu Bài Mở đầu cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài Mở đầu Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương Mở đầu Bài Mở đầu để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 6 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1 trang 6 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 7 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II trang 7 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 8 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 8 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài Mở đầu Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON