YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên


Ngay này, chúng ta thường nghe nhiều đến vấn đề hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sán nếu không chúng sẽ bi cạn kiệt, thay vào đó ta có thể sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như: gió , ... Vậy, tài nguyên là gì? Dựa vào những tính chất nào để phân loại tài nguyên? Tài nguyên có những dạng nào? Để giải đáp các câu hỏi này các em hãy tham khảo nội dung bài giảng của Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường

a. Khái niệm và đặc điểm môi trường

* Khái niệm

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm

- Môi trường sống của con người bao gồm các dạng như hình dưới đây:

Các dạng môi trường sống

+ Môi trường tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quỵ luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người (nhà ở, công viên, thành phố, tiện nghi cuộc sống, ...). Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người. Trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của Cách mạng công nghiệp, môi trường nhân tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng

Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

Trong thực tế, cả ba loại môi trường trên cùng tồn tại đan xen và tương tác với nhau rất chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất, tác động và ảnh hưởng đến con người.

b. Vai trò của môi trường

Môi trường có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của con người với các vai trò quan trọng, đó là:

- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất

1.2. Tài nguyên thiên nhiên

a. Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên

* Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.

* Đặc điểm

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu, ... của các lãnh thổ.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, được phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.

- Một số loại tài nguyên không thể khôi phục được, đặc biệt là khoáng sản nên đòi hỏi con người cần phải khai thác một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả.

Một số loại tài nguyên trong thực tế

b. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế. Đây là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, ... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn. Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước; góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác để xuất khẩu, tích lũy vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh, ...

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Con người đã biến đổi môi trường tự nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự phát triển của xã hội loài người như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ và đang được con người khai thác ngày càng nhiều phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống. Nhiều loại có nguy cơ cạn kiệt.

Bài tập 2: Tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm chung là gì?

Hướng dẫn giải:

- Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ.

- Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

- Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định. Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản, trong khi nhu cầu cho sự phát triển kinh tế không ngừng tăng lên.

Bài tập 3: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính phát triển theo từng thời kì, giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

3.1. Trắc nghiệm Bài 39 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 10 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 39 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 10 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 143 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 143 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 144 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 145 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 145 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 145 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 135 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 136 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 136 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 137 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 137 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 138 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 7 trang 138 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 39 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON