YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 19: Quy mô dân số gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới


Dân số là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới. Cùng HOC247 tìm hiểu các kiến thức về dân số như: quy mô, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, .... thông qua nội dung bài giảng của Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới do ban biên tập HOC247 biên soạn dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy mô dân số

- Khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại.

- Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người. Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

Bảng 19. Quy mô dân số thế giới, giai đoạn 1950 - 2050

(Đơn vị: tỉ người)

Năm

Khu vực

1950

2000

2020

2050

(dự báo)

Toàn thế giới

2,5

6,2

7,8

9,7

Các nước phát triển

0,8

1,2

1,3

1,3

Các nước đang phát triền

1,7

5,0

6,5

8,4

1.2. Gia tăng dân số

a) Gia tăng dân số tự nhiên

* Tỉ suất sinh thô:

- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).

- Nguyên nhân: Sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.

- Năm 2020, tỉ suất sinh thô trên thế giới khoảng 19‰:

+ Các nước phát triển khoảng 10‰

+ Các nước đang phát triển khoảng 20‰.

⇒ Tỉ suất sinh thô trên thế giới có xu hưởng giảm ở cả nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

* Tỉ suất tử thô:

- Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị: ‰).

- Nguyên nhân: Do đặc điểm kinh tế - xã hội, chiến tranh, thiên tai,...

- Năm 2020, tỉ suất tử thô trên thế giới khoảng 7‰:

+ Các nước phát triển khoảng 10‰

+ Các nước đang phát triển khoảng 7‰.

⇒ Tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hưởng giảm.

* Tỉ suất tăng tự nhiên dân số:

- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).

- Đặc điểm: Quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới.

⇒ Tỉ suất tăng tự nhiên dân số của toàn thế giới có xu hướng giảm: vì thế, số dân thế giới tăng chậm lại.

b) Gia tăng cơ học

- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.

+ Tỉ suất nhập cư cho biết số người nhập cư đến một lãnh thổ trong năm, tính bình quân trên 1 000 dân của lãnh thổ đó.

+ Tỉ suất xuất cư cho biết số người xuất cư của một lãnh thổ trong năm, tính bình quân trên 1 000 dân của lãnh thổ đó.

- Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.

- Nguyên nhân:

+ Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm,…

+ Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp,…

c) Gia tăng dân số thực tế

- Khái niệm: Gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. (đơn vị %).

- Đặc điểm: Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia hay khu vực.

⇒ Gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số.

d) Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

- Gia tăng dân số của một khu vực trong một năm là kết quả tổng hợp của tình hình sinh đẻ, tử vong và di cư của khu vực đó trong năm.

⇒ Các nhân tố tác động đến sinh đẻ, tử vong và di cư cũng chính là các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.

Nhân tố Tác động

1.3. Cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

a) Cơ cấu sinh học

* Cơ cấu dân số theo giới tính:

- Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (tỉ lệ nam và nữ trong tổng sé dân) hoặc tỉ số giới tỉnh (100 nữ thì tương ứng có bao nhiêu nam).

- Khái niệm: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).

- Công thức: \({T_{NN}} = \frac{{{D_{nam}}}}{{{D_{nữ}}}}\)

+ TNN: Tỉ số giới tính

+ Dnam: Dân số nam

+ Dnữ: Dân số nữ

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu dân số theo giởi tính thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa cảc nước, các khu vực, phụ thuộc vào tình trạng chiến tranh, tình hình phát triển kinh tế, quan niệm xã hội,...

+ Cơ cấu dân số theo giởi tỉnh tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,...

* Cơ cấu dân số theo tuổi:

- Cơ cấu dân số theo tuổi biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân.

- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Đặc điểm: Thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.

Nhóm tuổi

Dân số già (%)

Dân số trẻ (%)

0 – 14

< 25

> 35

15 – 59

60

55

60 trở lên

> 15

< 10

- Phân loại: Có ba nhóm tuổi trên thế giới:

   + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

   + Nhóm tuổi lao động: 15 -59 (đến 64 tuổi).

   + Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 (hoặc 65) tuổi.

- Tháp dân số: 

+ Phân loại có ba dạng đặc trưng trong Hình 19.1. Các loại tháp dân số đặc trưng trên thế giới, năm 2020

. Tháp hình tam giác như của Ê-ti-ô-pi-a, phản ánh dân số trẻ;

. Tháp hình chum, như của Ca-na-đa, phản ánh dân số già

. Tháp hình quả chuông, như của Ấn Độ, phản ánh dân số đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

+ Đặc điểm: Thể hiện được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

Hình 19.1. Các loại tháp dân số đặc trưng trên thế giới, năm 2020

b) Cơ cấu xã hội

Có nhiều cách phân chia cơ cấu xã hội, trong đó quan trọng nhất là phân chia theo trinh độ văn hóa và phân chia theo lao động.

 - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,...

⇒ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

- Cơ cấu dân số theo lao động

+ Là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.

+ Có thể phân chia nguồn lao động thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (người có việc làm ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm) và dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, người nội trợ,...) hoặc phân chia số lao động hoạt động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ) như Hình 19.2. Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nhóm nước thu nhập thấp và nhóm nước thu nhập cao, năm 2020 (%)

Hình 19.2. Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nhóm nước thu nhập thấp và nhóm nước thu nhập cao, năm 2020 (%)

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Gia tăng dân số thế giới diễn ra như thế nào? Cơ cấu dân số thường đề cập đến những yếu tố nào?

Hướng dẫn giải:

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại. Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người. Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

- Cơ cấu dân số thường đề cập đến: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

Bài tập 2: Tháp dân số được phân chia thành bao nhiêu loại?

Hướng dẫn giải:

- Phân loại có ba dạng đặc trưng:

+ Tháp hình tam giác như của Ê-ti-ô-pi-a, phản ánh dân số trẻ;

+ Tháp hình chum, như của Ca-na-đa, phản ánh dân số già

+ Tháp hình quả chuông, như của Ấn Độ, phản ánh dân số đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

- Đặc điểm: Thể hiện được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được các đặc điểm về quy mô dân số

- Trình bày được quá trình gia tăng dân số

- Nêu được đặc điểm của gia tăng dân sô

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 55 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 55 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 56 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 56 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 56 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2d trang 57 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3a trang 58 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3b trang 59 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 59 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 59 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 trang 47 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 48 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 48 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 49 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 49 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 6 trang 49 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 7 trang 49 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 8 trang 50 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 9 trang 50 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 10 trang 50 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 11 trang 51 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 12 trang 51 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 13 trang 51 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 19 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON