HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng của Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất trong chương trình Địa lí 10 Kết nối tri thức để giúp các em củng cố kiến thức về sự phân bố các loại đất và sinh vật trên Trái Đất cũng như rèn luyện các kỹ năng phân tích dữ liệu từ bản đồ. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
a) Dụng cụ: SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức, Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất, Hình 16.2. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất, Hình 16.3. Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp-ca, thước, bút, giấy A4, ....
b) Kiến thức cần nhớ về sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất
Sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất sẽ phân theo vĩ độ và độ cao
- Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
+ Nguyên nhân: Chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu.
+ Phân bố: Các thảm thực vật và nhóm đất chính như bảng dưới đây
- Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao:
+ Nguyên nhân: Sự tăng, giảm của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí.
+ Biểu hiện: Các nhóm đất, thảm thực vật thay đổi theo độ cao.
+ Ví dụ: Điển hình ở các dãy núi cao như An-pơ, Hi-ma-lay-a, dãy Cap-ca,…
Sơ đồ các vành đai thực vật ở dãy núi cao An-pơ
1.2. Nội dung thực hành
1.2.1. Sự phân bố đất trên Trái Đất
Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất
Dựa vào hình 16.1 hãy:
- Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất.
- Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
1.2.2. Sự phân bố thảm thực vật trên Trái Đất
Dựa vào hình 16.2, hãy:
- Kể tên các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo.
- Xác định phạm vi phân bố của các thảm thực vật rừng lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
Hình 16.2. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất
1.2.3. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất nào.
Hình 16.3. Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp-ca
1.3. Báo cáo thực hành
1.3.1. Sự phân bố đất trên Trái Đất
- Các nhóm đất chính trên Trái Đất:
+ Vùng đất băng tuyết phủ quanh năm.
+ Đất đài nguyên.
+ Đất pốt dôn.
+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới.
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới.
+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van.
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới.
+ Đất phù sa.
- Phạm vi phân bố của một số loại đất:
+ Đất đài nguyên: phía Bắc Ca-na-đa, Bắc Liên bang Nga, phía Bắc Âu.
+ Đất pốt dôn: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu.
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kì, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga, phía Nam của Nam Mĩ.
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ô-xtrây-li-a.
+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Hoa Kì, phía Tây Nam của Nam Mĩ, Bắc Phi, Tây Á, Tây Nam Á, phía Tây Trung Quốc, phía Tây và Nam của Ô-xtrây-li-a,…
1.3.2. Sự phân bố thảm thực vật trên Trái Đất
- Các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo: Hoang mạc cực - Đài nguyên - Rừng lá kim - Rừng lá rộng, hỗn hợp - Rừng cận nhiệt ẩm - Rừng và cây bụi lá cứng - Thảo nguyên ôn đới - Hoang mạc và bán hoang mạc - Thực vật núi cao - Rừng nhiệt đới - Xavan và rừng thưa.
- Phạm vi phân bố của các thảm thực vật:
+ Rừng lá kim: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu.
+ Thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kỳ, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga, phía Nam của Nam Mĩ.
+ Rừng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ô-xtrây-li-a,…
1.3.3. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:
Độ cao (m) |
Vành đai thực vật |
Vành đai đất |
0-500 |
Rừng lá cứng |
Đất đỏ nâu |
500-1200 |
Rừng hỗn hợp |
Đất nâu |
1200-1600 |
Rừng lá kim |
Đất pốt dôn |
1600-2000 |
Đồng cỏ núi |
Đất đồng cỏ |
2000-2800 |
Địa y và cây bụi |
Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 |
Băng tuyết |
Băng tuyết |
Luyện tập
Học xong bài này các em cần biết:
- Xác định được sự phân bố của các loại đất và thảm thực vật trên Trái Đất
- Phân tích được biểu đồ sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
2.1. Trắc nghiệm Bài 16 Địa lí 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Các loại cây lá kim
- B. Các loại cây xương rồng
- C. Các loại cây địa y
- D. Các loại cây bụi, xavan
-
- A. Đai cao 2000 – 2800m có nhiệt độ thấp, khí hậu khắc nghiệt
- B. Địa y phù hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa ở độ cao trên 2000m
- C. Càng lên cao lượng mưa càng tăng nên ở đai này có lượng mưa lớn, thích hợp với sự phát triển của địa y
- D. Đai cao 2000 – 2800 có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao do vị trí gần hơn với tia sáng mặt trời
-
- A. Độ cao địa hình
- B. Hướng sườn
- C. Đất
- D. Vĩ độ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 16 Địa lí 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài tập 1 trang 41 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 2 trang 41 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 3 trang 41 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 4 trang 41 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 16 Địa lí 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247