Nội dung bài giảng của Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới trong chương trình Địa lí 10 Cánh diều do HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về đất và sinh vật trên Trái Đất. Đồng thơi, rèn luyện các kỹ năng phân tích số liệu và bản đồ. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Thước kẻ, bút chì, giấy nháp, ...
- Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4)
Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất
1.2. Nội dung
a. Quan sát hình sau:
Hình 13.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới
* Yêu cầu:
Quan sát hình 2.4 và hình 13.1, hãy lập bảng theo mẫu sau để thể hiện sự phân bố của các nhóm đất chính và thảm thực vật chính trên thế giới. Rút ra nhận xét.
Bảng 13. Sự phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới
Đới khí hậu |
Nhóm đất chính |
Thảm thực vật chính |
Cực |
? |
? |
Ôn đới |
? |
? |
Nhiệt đới |
? |
? |
Xích đạo |
? |
? |
* Hướng dẫn thực hiện:
Sự phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới
Đới khí hậu |
Nhóm đất chính |
Thảm thực vật chính |
Cực |
Đất hoang mạc cực, đất đồng rêu |
Hoang mạc lạnh, đài nguyên, rừng lá kim |
Ôn đới |
Đất tai-ga lạnh, đất pốt-dôn, đất pốt-dôn đỏ, đất xám nâu rừng lá rộng ôn đới, đất đen thảo nguyên, đất hạt dẻ, đất đai cao |
Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới, hoang mạc và bán hoang mạc, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao |
Nhiệt đới |
Đất vàng và đất đỏ, đất nâu vàng, đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt, đất đỏ và đỏ nâu xavan, đất đen và xám, đất fe-ra-lit đỏ, đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất phù sa sông |
Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc, rừng nhiệt đới xích đạo, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, xavan và cây bụi |
Xích đạo |
Đất đỏ và đỏ nâu xavan, đất đen và xám, đất fe-ra-lit đỏ, đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất đai cao |
Rừng nhiệt đới xích đạo, xavan và cây bụi, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao |
- Nhận xét: Các nhóm đất và thực vật phân bố rất đa dạng theo vĩ độ, kinh độ và độ cao. Mỗi thảm thực vật phát triển trên một nhóm đất nhất định phù hợp với các điều kiện sinh thái khác (nhiệt, ẩm, ánh sáng).
b. Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố vành đai đất và vành đai thực vật ở sườn tây dãy Cap-ca.
Hình 13.2. Sơ đồ các vành đai đất và vành đai thực vật ở sườn tây dãy Cap- ca
* Hướng dẫn thực hiện:
- Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất
Độ cao (m) |
Vành đai thực vật |
Vành đai đất |
0-500 |
Rừng lá rộng cận nhiệt |
Đất đỏ cận nhiệt |
500-1200 |
Rừng hỗn hợp |
Đất nâu |
1200-1600 |
Rừng lá kim |
Đất pốt-dôn núi |
1600-2000 |
Đồng cỏ núi cao |
Đất đồng cỏ núi |
2000-2800 |
Địa y và cây bụi |
Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 |
Băng tuyết |
Băng tuyết |
- Nhận xét: Sườn tây dãy Cap-ca lừ chân núi lên đỉnh núi có những vành đai đất và thực vật sau:
+ Vành đai thực vật: rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, địa y và cây bụi.
+ Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pốt-dôn núi, đất đồng cỏ núi, đất sơ đẳng xen lẫn đá, băng tuyết.
- Giải thích:
+ Do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao, trong khi đó mỗi loài sinh vật thích nghi với 1 giới hạn nhiệt, ẩm nhất định => vành đai thực vật thay đổi theo độ cao ở sườn tây Cap-ca.
+ Độ cao, độ dốc là những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi vành đai đất theo độ cao ở sườn tây Cap-ca.
Luyện tập
Học xong bài này các em cần:
- Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới.
- Liên hệ thực tế
2.1. Trắc nghiệm Bài 13 Địa lí 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Chương 5 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Giàu chất dinh dưỡng và ít chua
- B. Giàu chất dinh dưỡng và chua
- C. Nghèo chất dinh dưỡng và chua
- D. Nghèo chất dinh dưỡng và ít chua
-
- A. Đất feralit
- B. Đất phù sa
- C. Đất đỏ badan
- D. Đất đen, xám
-
- A. Khí hậu
- B. Đá mẹ
- C. Sinh vật
- D. Địa hình
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 13 Địa lí 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Cánh diều Chương 5 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Câu hỏi 1 trang 26 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 26 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 13 Địa lí 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247