Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 212509
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản như thế nào?
- A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
- B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
- C. Tạo ra cây con giống cây bố và mẹ, có sự kết hợp của giao từ đực và giao tử cái
- D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 212510
Đặc điểm nào sau đây không có ở hooc môn thực vật?
- A. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
- B. Được vân chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
- C. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hooc môn ở động vật bậc cao
- D. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 212511
Những tập tính nào sau đây là những tập tính bẩm sinh?
- A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu là bỏ chạy
- B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy
- C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản
- D. Người thấy đèn đò thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 212512
Ý nào sau đây không đúng với sự tiến hoá của hệ thần kinh?
- A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới → Dạng chuỗi hạch → Dạng ống
- B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
- C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường
- D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 212513
Sự kiện nào thuộc về đại cổ sinh?
- A. Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng
- B. Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát
- C. Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển
- D. Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 212514
Phát biểu nào về quá trình hình thành loài là đúng?
- A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc
- B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau
- C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh
- D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 212515
Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp?
- A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn
- B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng
- C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn
- D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 212516
Khẳng định nào đúng khi nói về ổ sinh thái?
- A. Các loài cùng sổng trong một khu vực thường có ổ sinh thái trùng nhau
- B. Ổ sinh thái của loài càng rộng thì khả năng thích nghi của loài càng kém
- C. Ổ sinh thái chính là tổ hợp các giới hạn sinh thái của loài về tất cả các nhân tố sinh thái.
- D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì ổ sinh thái của mỗi loài càng được mở rộng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 212517
Enzim nào tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
- A. Restrictaza
- B. ARN pôlimeraza
- C. ADN pôlimeraza
- D. Ligaza
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 212518
Ở vùng chín ở lúa nước, các tế bào sinh dục đang tiến hành giảm phân. Biết rằng mỗi cặp NST mang 2 NST khác nhau và trao đổi chéo đơn đã diễn ra tại một cặp NST nhưng ở hai vị trí khác nhau. Hỏi số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
- A. 16384
- B. 8192
- C. 15246
- D. 12288
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 212519
Dòng tế bào sinh dưỡng của loài A có kiểu gen AABBCC, dòng tế bào sinh dưỡng của loài B có kiểu gen: EEHHMM. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này (Sự lai chỉ diễn ra giữa một tế bào của dòng A với một tế bào của dòng B). Tế bào lai sẽ có kiểu gen:
- A. ABDDEHM
- B. AEBHCM
- C. AABBCCEEHHMM
- D. ABCEEHHMM
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 212520
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?
- A. Tiến hỏa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài
- B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô loài và diễn biến không ngừng
- C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài
- D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 212521
Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:
- A. Cách li địa lí
- B. Lai xa và đa bội hóa
- C. Cách li tập tính.
- D. Cách li sinh thái
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 212522
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li
- A. Tập tính
- B. Trước hợp tử.
- C. Cơ họ
- D. Sau hợp tử.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 212523
Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?
- A. Gen điều hoà
- B. Nhóm gen cấu trúc
- C. Vùng vận hành (O)
- D. Vùng khởi động (P)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 212524
Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
- A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
- B. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
- C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
- D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 212525
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
- A. Chuỗi chuyền electron hô hấp → chu trình Crep → Đường phân
- B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → chu trình Crep
- C. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp
- D. Đường phân → chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 212526
Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
- A. Mạng lưới nội chất
- B. Không bào
- C. Ti thể
- D. Lục lạp
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 212527
Một cơ thể mang kiểu gen Ab/aB DdEe. Nếu hoán vị gen xảy ra với tần số 30% thì theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử được tạo ra là bao nhiêu?
- A. 12,25%
- B. 5%
- C. 8,75%
- D. 7,5%
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 212528
Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?
- A. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng
- B. Khi có sự cạnh tranh về O2: thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí
- C. Khi có sự cạnh tranh về CO2, khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí.
- D. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có Glucôzơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có Glucôzơ thì xảy ra quá trình lên men.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 212529
Có bao nhiêu phân tử ATP thu được từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí?
- A. 32 phân tử
- B. 36 phân tử
- C. 38 phân tử
- D. 34 phân tử
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 212530
Quá trình hô hấp sáng là quá trình như thế nào?
- A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
- B. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
- C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối
- D. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 212531
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
- A. Nitơ
- B. Mangan
- C. Bo
- D. Sắt
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 212532
Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
- A. Châu chấu
- B. Cá chép.
- C. Giun tròn
- D. Chim bồ câu
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 212533
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
- A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu
- B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
- C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất
- D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 212534
Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa?
- A. Tuổi cây
- B. Xuân hoá
-
C.
Quang chu kì
- D. Kích thước của thân
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 212535
Một cơ thể đực có bộ nhiễm sẳc thể 2n = 6. Nếu trong quá trình giảm phân, ở một số tế bào có NST số 3 không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST còn lại giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
- A. 8
- B. 16
- C. 12
- D. 20
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 212536
Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Khi cho lai hai cây hoa đỏ, đời con thu được kiểu hình: 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Kiểu gen của P có thể là:
1. AAaa và aaaa.
2. Aaaa và AAaa.
3. AavàAAaa.
4. Aaaa và Aaaa.
5. AAAa và Aaaa.
6. AAaa và AAaa.
Có bao nhiêu phép lai thoả mãn điều kiện đề bài?
- A. 4
- B. 3
- C. 6
- D. 2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 212537
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
- B. Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể
- C. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường
- D. Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 212538
Phát biểu nào là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
- A. Trong diễn thế sinh thái, tương ứng với sự biến đổi của quần xã là hình thành những nhóm loài ưu thế khác nhau
- B. Diễn thế thứ sinh luôn xảy ra theo hướng ngược lại với diễn thế nguyên sinh và hình thành những quần xã không ổn định
- C. Những quần xã xuất hiện sau trong diễn thế nguyên sinh thường có độ đa dạng thấp hơn những quần xã xuất hiện trước
- D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 212539
Khi nói về các chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc đinh dưỡng đó.
- B. Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng hợp chất hữu cơ
-
C.
Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
- D. Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 212540
Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa?
- A. Đột biến gen trội thành gen lặn
- B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
- C. Đột biến gen lặn thành gen trội
- D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 212541
Đột biến chuyển đoạn tương hỗ như thế nào?
- A. Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nến có thể được ứng dụng để chuyển gen từ người sang vi khuẩn
- B. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến và làm thay đổi qui luật di truyền chi phối tính trạng
- C. Xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST kép tương đồng
- D. Chỉ làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 212542
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2) Tích cực trồng từng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 212543
Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra:
(1) Tất cả cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau.
(2) Tất cả cây con tạo ra đều có sức sống như nhau.
(3) Tất cả các cây con đều có kiểu hình đồng nhất.
(4) Tất cả các cây con đều có kiểu gen giống mẹ.
Số phát biểu đúng là:
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 212544
Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian.
- B. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau.
- C. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái.
- D. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 212545
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
- A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có đế duy trì và phát triển
- B. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
-
C.
Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian.
- D. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 212546
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.
(2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.
(3) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.
(4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 212547
Ở gà gen A qui định mào hình hạt đậu, gen B qui định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa A và B cho mào hạt đào; giữa a và b cho mào hình lá. Cho các phép lai sau đây:
(1) AABb x aaBb. (2) AaBb x AaBb.
(3) AaBb x aabb. (4) Aabb x aaBb.
(5) AABb x aabb.
Các phép lai cho tỉ lệ gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau là:
- A. (1), (2), (3)
- B. (1), (2)
- C. (3), (4).
- D. (3), (4), (5)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 212548
Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng. Cho 4 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 có thể là:
a) 3 đỏ : 1 vàng. b) 19 đỏ : 1 vàng.
c) 11 đỏ : 1 vàng. d) 7 đỏ : 1 vàng,
e) 15 đỏ : 1 vàng. f) 100% đỏ.
g) 13 đỏ : 3 vàng. h) 5 đỏ : 1 vàng.
Tổ hợp đáp án đúng gồm:
- A. c, d, e, g, h
- B. a, d, e, f, g
- C. b, c, d, f, h
- D. a, b, c, e, f