Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 270347
Nguyên thủ những nước nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?
- A. Anh, Pháp, Mĩ.
- B. Anh, Mĩ, Liên Xô.
- C. Anh, Pháp, Đức.
- D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 270351
Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
- A. Liên Xô, Mĩ, Anh
- B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
- C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.
- D. Anh, Đức, Nhật Bản.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 270352
Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?
- A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước
- B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
- C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu
- D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 270355
Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô
- B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc
- C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc
- D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 270356
Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
- A. Đại hội đồng
- B. Hội đồng bảo an
- C. Tòa án Quốc tế
- D. Hội đồng Quản thác
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 270359
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?
- A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.
- C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.
- D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 270360
Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?
- A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo
- B. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ
- C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
- D. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 270362
Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
- A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
- C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.
- D. Liên Xô phóng thành công trạm tự động “Mặt Trăng 3” (Luna 3) bay vòng quanh phía sau Mặt Trăng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 270365
Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1993 trở đi là
- A. Cộng hòa Liên Bang
- B. Cộng hòa Tổng thống
- C. Tổng thống Liên Bang
- D. Quân chủ lập hiến
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 270366
Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991?
- A. Tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái.
- B. Những cuộc xung đột sắc tộc.
- C. Phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
- D. Nhân dân Nga đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 270369
Phương án Mao bát tơn mà người Anh thực hiện ở Ấn Độ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
- A. Chủ nghĩa thực dân cũ
- B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
- C. Chủ nghĩa đế quốc
- D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 270370
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- A. Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động
- B. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định
- C. Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia
- D. Đấu tranh từ thấp đến cao
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 270371
Nôi dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)?
- A. Phương pháp đấu tranh
- B. Hình thức diễn ra
- C. Kết quả
- D. Lực lượng tham gia
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 270373
Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?
- A. Do nguồn đầu tư và lợi nhuận của người Anh thu được từ Ấn Độ rất lớn
- B. Do người Ấn Độ đoàn kết
- C. Do ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo
- D. Do tranh thủ ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 270375
Tại sao lại có sự khác biệt về mức độ thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa tháng 8-1945 giữa các nước Đông Nam Á?
- A. Do nhiều nơi phát xít Nhật còn ngoan cố chống trả
- B. Do nhiều nơi quân Đồng minh vẫn giúp giải giáp quân đội phát xít
- C. Do quyết tâm giành độc lập của nhân dân các nước khác nhau
- D. Do nhiều nước đã có sự chuẩn bị chu đáo và xu hướng thân Đồng minh
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 270376
Đâu không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử
- B. Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh
- C. Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu
- D. Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 270377
Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?
- A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
- B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
- C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
- D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 270380
Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội
- D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 270381
Đâu không phải là điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- A. Xuất phát điểm
- B. Mức độ liên kết
- C. Nguyên tắc hội nhập
- D. Tính chất tổ chức
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 270382
Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Đấy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa
- B. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật
- C. Sự hỗ trợ của Mĩ
- D. Đầu tư phát triển con người
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 270383
Nhận định phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là
- A. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
- B. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.
- C. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.
- D. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến quan hệ giữa các nước.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 270384
Nét đặc trưng cơ bản của đời sống chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?
- A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
- C. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy.
- D. Sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 270385
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
- A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thực hiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
- C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp với các cuộc chiến tranh cục bộ lớn diễn ra.
- D. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 270386
Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ là
- A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
- B. Sự đối lập về chế độ chính trị.
- C. Sự đối lập về khuynh hướng phát triển.
- D. Sự đối lập về chính sách đối nội, đối ngoại.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 270387
Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
- A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947)
- B. Kế hoạch Mácsan (1947)
- C. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949)
- D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước VACSAVA (1955)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 270388
Đâu không phải lý do để khẳng định phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
- A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
- B. Dẫn tới sự ra đời của các quốc gia độc lập, tham gia tích cực vào hoạt động của thế giới
- C. Dẫn tới sự ra đời của 2 hệ thống xã hội đối lập nhau
- D. Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự 2 cực Ianta
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 270389
Quá trình hình thành và mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai không mang đến tác động vào tới quan hệ quốc tế?
- A. Dẫn tới sự hình thành 2 hệ thống đối lập trên thế giới B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ C. Thúc đẩy việc giải quyết mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng tiến bộ D. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới mới theo hướng đa cực
- B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
- C. Thúc đẩy việc giải quyết mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng tiến bộ
- D. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới mới theo hướng đa cực
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 270390
Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
- B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
- C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
- D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 270391
Vì sao việc đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật được xem là một trong những nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Vì các nước tư bản đều là những nước nghèo tài nguyên
- B. Vì khoa học kĩ thuật là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài
- C. Vì nhu cầu của thị trường nội địa rất lớn
- D. Vì các nước tư bản có nguồn tài nguyên thô cần sơ chế từ thuộc địa lớn
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 270392
Nhận xét nào sau đây không đánh giá đúng tác động của phong trào giải phóng dân tộc đến quan hệ quốc tế
- A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta
- B. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
- C. Làm biến đổi bản đồ chính trị thế giới, hướng tới thiết lập một trật tự mới công bằng hơn
- D. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 270393
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
- A. loại hình chiến dịch
- B. địa hình tác chiến
- C. đối tượng tác chiến
- D. lực lượng của tham chiến
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 270394
Điểm khác của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
- A. Địa hình tác chiến.
- B. Loại hình chiến dịch.
- C. Đối tượng tác chiến.
- D. Lực lượng chủ yếu.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 270395
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa
- A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động
- B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch
- C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân
- D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 270396
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng năm 1951?
- A. Do tình hình có sự chuyển biến đòi hỏi Đảng phải điều chỉnh, bổ sung đường lối
- B. Do yêu cầu kiện toàn tổ chức Đảng
- C. Do yêu cầu cần thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng
- D. Do yêu cầu cần đưa Đảng ra hoạt động công khai để tăng cường sự lãnh đạo
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 270397
Đại hội đại biểu toàn quốc lần II lại cần phải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. Do sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở Lào, Campuchia
- B. Do nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là tách Đảng
- C. Do yêu cầu làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương
- D. Do yêu cầu thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 270399
Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?
- A. Vì nó mang tầm vóc giống như trận Điện Biên Phủ năm 1954
- B. Vì nó đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- C. Vì nó đưa tới việc kí kết hiệp định Pari năm 1972
- D. Vì nó giúp miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Mĩ phải rút khỏi miền Nam
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 270400
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là
- A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968.
- B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972).
- C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
- D. Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975).
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 270401
Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
- A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
- B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
- C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
- D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 270402
Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?
- A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất, đoàn kết
- B. Xu thế hòa hoãn trên thế giới xuất hiện
- C. Xu thế toàn cầu hóa phát triển
- D. Cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng ở châu Âu
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 270403
Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
- A. Thời gian quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam
- B. Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước
- C. Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội
- D. Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam