Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475398
Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm mục đích gì?
- A. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái
- B. Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu
- C. Bảo vệ môi trường không khí
- D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475415
Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường qui định như thế nào?
- A. Không săn bắt động vật non
- B. Nghiêm cấm đánh bắt
- C. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi
- D. Chỉ được săn bắt thú lớn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475416
Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường qui định ra sao?
- A. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường
- B. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này sang nơi khác
- C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
- D. Chôn vào đất
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475417
Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì?
- A. Chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường
- B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
- C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
- D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 476881
Đâu là các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất?
- A. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng ven bờ
- B. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng biển khơi
- C. Hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái ao hồ
- D. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 476892
Hệ sinh thái nào không phải là hệ sinh thái trên cạn?
- A. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới
- B. Rừng ngập mặn
- C. Vùng thảo nguyên hoang mạc
- D. Rừng mưa nhiệt đới
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 476898
Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?
- A. Cung cấp động vật quý hiếm
- B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp
- C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt
- D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 476903
Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào?
- A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
- B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
- C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
- D. Tăng cường công tác trồng rừng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 476906
Tại sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
- A. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
- B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
- C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
- D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 476916
Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật?
- A. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm
- B. Tạo ra nhiều giống mới
- C. Lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm
- D. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 476920
Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?
- A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển
- B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa
- C. Không lấy trứng rùa
- D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 476926
Chọn câu sai trong các câu sau đây về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- A. Việc bảo vệ rừng và cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyen sinh vật khác
- B. Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác nhau
- C. Mọi người và mọi quốc gia đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên
- D. Giữ gìn và cải tạo thiên nhiên chỉ là trách nhiệm của chính phủ các nước
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 476929
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- A. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành trong tự nhiên
- B. Là nguồn vật chất tồn tại trong tự nhiên
- C. Là nguồn sống của con người
- D. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được cho cuộc sống
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 476931
Tài nguyên nào không thuộc tài nguyên thiên nhiên?
- A. Tài nguyên rừng
- B. Tài nguyên đất
- C. Tài nguyên sinh vật
- D. Tài nguyên trí tuệ con người
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 476933
Có bao nhiêu dạng tài nguyên thiên nhiên?
- A. Có một dạng tài nguyên thiên nhiên đó là tài nguyên không tái sinh
- B. Có hai dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh
- C. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- D. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 476935
Tài nguyên nào thuộc tài nguyên không tái sinh?
- A. Tài nguyên rừng
- B. Tài nguyên đất
- C. Tài nguyên khoáng sản
- D. Tài nguyên sinh vật
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 476937
Ô nhiễm môi trường là gì?
- A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn
- B. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường
- C. Là hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường, do đó gây tác hại tới đời sống của sinh vật và con người
- D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 476938
Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là gì?
- A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
- B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
- C. Tác động của con người
- D. Sự thay đổi của khí hậu
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 476940
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Các chất phóng xạ
4. Các chất thải rắn
5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…)
6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh
Phương án đúng là:
- A. 1, 2, 3, 4, 6
- B. 1, 2, 3, 5, 6
- C. 2, 3, 4, 5, 7
- D. 1, 3, 4, 6, 7
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 476942
Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ đâu?
- A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người
- B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu
- C. Hoạt động quang hợp của cây xanh
- D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 476944
Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự nào?
- A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp
- B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp
- C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp
- D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 476945
Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là gì?
- A. Săn bắt động vật hoang dã
- B. Săn bắt động vật và hái lượm
- C. Đốt rừng và chăn thả gia súc
- D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 476947
Đâu là tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ?
- A. Hái lượm cây rừng và săn bắt động vật hoang dã
- B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể, xua thú dữ
- C. Trồng cây lương thực
- D. Chăn nuôi gia súc
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 476949
Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện nào?
- A. Thủ công
- B. Bán thủ công
- C. Sức kéo động vật
- D. Cơ giới hoá
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 476952
Hệ sinh thái bao gồm các thành phần nào?
- A. Thành phần vô sinh và hữu sinh
- B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
- C. Thành phần vô cơ và hữu cơ
- D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 476955
Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào?
- A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi...., các loài virut, vi khuẩn, ...
- B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
- C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, ... các loại nấm, mốc
- D. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 476957
Đâu là các sinh vật tiêu thụ?
- A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
- B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
- C. Động vật ăn thịt và cây xanh
- D. Vi khuẩn và cây xanh
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 476959
Hoạt động nào là của sinh vật sản xuất?
- A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp
- B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
- C. Phân giải xác động vật và thực vật
- D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 476961
Quần xã sinh vật là gì?
- A. Tập hợp các sinh vật cùng loài
- B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài
- C. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài
- D. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 476989
Tập hợp nào không phải là quần xã sinh vật?
- A. Một khu rừng
- B. Một hồ tự nhiên
- C. Một đàn chuột đồng
- D. Một ao cá
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 476991
Đâu là điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
- A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật
- B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
- C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
- D. Gồm các sinh vật khác loài
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 476993
Đâu là đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật?
- A. Có số cá thể cùng một loài
- B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định
- C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
- D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 476996
Những đặc điểm nào đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác?
- A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá
- B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
- C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử
- D. Hôn nhân, giới tính, mật độ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 477002
Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là gì?
- A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá
- B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế
- C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân
- D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 477004
Quần thể người có những nhóm tuổi nào?
- A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
- B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản
- C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
- D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 477006
Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì?
- A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
- B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
- C. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
- D. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện ti lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 477011
Tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật?
- A. Các cây xanh trong một khu rừng
- B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
- C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa
- D. Cả A, B và đều đúng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 477014
Tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?
- A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
- B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
- C. Các con sói trong một khu rừng
- D. Các con ong mật trong tổ
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 477016
Trong quần thê, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
- A. Tiềm năng sinh sản của loài
- B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
- C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn
- D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 477019
Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố gì?
- A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái
- B. Nguồn thức ăn của quần thể
- C. Khu vực sinh sống
- D. Cường độ chiếu sáng