Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475933
Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là
- A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- B. nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
- C. trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới.
- D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475935
Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào dưới đây?
- A. Chi phí cho quốc phòng thấp.
- B. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
- D. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475937
Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu khi không có sự giúp đỡ của các nước đồng minh.
- B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
- C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao
- D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475938
Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
- A. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
- B. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
- C. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
- D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475939
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
- A. Tháng 5/1995
- B. Tháng 6/1995
- C. Tháng 7/1995
- D. Tháng 8/1995
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475944
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ La tinh được mệnh danh là
- A. “Lục địa bùng cháy”.
- B. “Hòn đảo tự do”.
- C. “Lục địa mới rổi dậy”.
- D. “Tiền đồ của CNXH”.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475946
Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
- A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
- B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
- C. Đầu tư phát triển giáo dục con người
- D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475948
Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?
- A. Chính trị
- B. Kinh tế
- C. Văn hóa
- D. Quân sự
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475951
Tại sao trong giai đoạn 1967-1975, quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương lại đối đầu căng thẳng?
- A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng
- B. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
- C. Do vấn đề Mianma
- D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475954
Điểm chung nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là gì?
- A. Đạt thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
- B. Có nguồn gốc từ nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất.
- C. Phát minh ra nhiều loại vũ khí hiện đại.
- D. Khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475955
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là
- A. công nhân và tư sản
- B. nông dân và địa chủ
- C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- D. địa chủ và tư sản.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475957
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm:
- A. Năm 1957
- B. Năm 1961
- C. Năm 1947
- D. Năm 1949
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475962
Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?
- A. xây dựng và phát triển đất nước.
- B. thực hiện liên kết khu vực.
- C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
- D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475965
Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?
- A. Tây Ban Nha
- B. Bồ Đào Nha
- C. Anh
- D. Hà Lan
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475967
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
- A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
- C. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
- D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475972
Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích gì quan trọng nhất?
- A. Củng cố bộ máy chính quyền thực dân.
- B. Bóc lột tối đa nguyên, nhiên liệu ở Đông Dương.
- C. Bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra.
- D. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475975
Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?
- A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
- B. Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
- C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
- D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475979
Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
- A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
- B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- D. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475984
Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
- A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
- B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.
- C. Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội.
- D. Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475987
Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925) mang tính chất
- A. chống cường quyền, áp bức.
- B. đòi các quyền tự do dân chủ.
- C. cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân.
- D. cách mạng vô sản.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475989
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô?
- A. Thực hiện chiến lược toàn cầu.
- B. Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập.
- C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
- D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475992
Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn.
- B. Bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
- C. Đấu tranh từ mục tiêu kinh tế đến mục tiêu chính trị
- D. Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475995
Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thế hiện qua
- A. Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.
- B. Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn
- C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
- D. Hiệp ước Vacsava.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475996
Chế độ độc tài Ba – ti – xta thân Mĩ ở Cu Ba bị lật đổ vào
- A. Năm 1949
- B. Năm 1959
- C. Năm 1969
- D. Năm 1979
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475998
Hiện nay, số nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là
- A. 5 nước.
- B. 8 nước.
- C. 10 nước.
- D. 11 nước.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 476000
Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”.
- B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.
- C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.
- D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 476003
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, đường lối ngoại giao chủ đạo của Trung Quốc là
- A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
- B. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- C. mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
- D. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 476004
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của
- A. Tây Ban Nha.
- B. Bồ Đào Nha.
- C. Anh.
- D. Pháp.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 476005
Tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925) là:
- A. Nguyễn Văn Cừ.
- B. Trần Phú.
- C. Nguyễn Ái Quốc.
- D. Tôn Đức Thắng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 476006
So với cuộc khác thuộc địa lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có điểm gì mới?
- A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
- B. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
- C. Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
- D. Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 476008
Thành tựu nào sau đây của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc?
- A. Cuộc cách mạng chất xám.
- B. Thế hệ máy tính điện tử mới.
- C. Bản đồ gen người.
- D. Tàu hỏa tốc độ cao.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 476009
Điền thời gian thích hợp vào chỗ trống thể hiện đúng mốc liên kết kinh tế ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than, thép châu Âu” vào tháng…….(1) gồm 6 nước Pháp, Đức, Italia, Hà Lan và Lúc – xăm – bua. Sau đó tháng (2)…………cũng 6 nước trên thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “ Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Tháng (3)………….ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC). Sau mười năm chuẩn bị, tháng (4)………..tại hội nghị Ma – xtrich quyết định Cộng đồng châu Âu mạng tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU)
- A. (1) 4/1951; (2) 3/1957; (3) 7/1967; (4) 12/1991
- B. (1) 3/1951; (2) 4/1957; (3) 8/1967; (4) 1/1993
- C. (1) 4/1951; (2) 3/1957; (3) 7/1967; (4) 1/1999
- D. (1) 3/1951; (2) 4/1957; (3) 7/1967; (4) 12/1991
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 476010
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động gì đến văn minh nhân loại?
- A. Hoàn thiện triệt để nền văn minh công nghiệp.
- B. Thúc đẩy sự phát triển văn minh công nghiệp
- C. Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp.
- D. Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 476011
Nội dung nào sâu đây không phải đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?
- A. Bị ba tầng áp bức, bóc lột.
- B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.
- C. Tăng nhanh về số lượng, chất lượng.
- D. Là lực lượng động đảo nhất của cách mạng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 476012
Các nước Đông Âu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đặt ra yêu cầu gì cho mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này?
- A. Có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn.
- B. Liên kết với nhau trong tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- C. Liên kết với nhau trong Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.
- D. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 476014
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
- A. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
- B. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển
- C. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực
- D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 476015
Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì?
- A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
- B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
- C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
- D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 476016
Biểu hiện sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản là
- A. trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
- B. đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước.
- C. từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- D. từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 476017
Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là
- A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
- B. Cải tổ hệ thống chính trị.
- C. Cải tổ xã hội.
- D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 476018
Sự kiện nào sau đây được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. 17 nước châu Phi giành độc lập.
- B. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri.
- C. Cuộc binh biến của sĩ quan yêu nước Ai Cập.
- D. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ.