Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 437312
Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?
- A. Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc
- B. Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có
- C. Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít
- D. Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 437313
Nhiệm vụ đấu tranh trước mắt của phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm gì khác?
- A. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp
- B. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc
- C. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ
- D. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 437314
Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
- A. Trần Phú.
- B. Hà Huy Tập.
- C. Nguyễn Ái Quốc.
- D. Nguyễn Văn Cừ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 437315
Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã _______.
- A. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
- B. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
- C. thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.
- D. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 437316
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?
- A. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa
- B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do
- C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
- D. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 437317
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
- A. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi
- B. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển
- C. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
- D. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 437318
“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
- A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
- B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
- D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 437319
Vì sao trong những năm 1965 - 1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?
- A. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”
- B. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
- C. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
- D. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 437320
Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là ______.
- A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
- B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
- D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 437321
Hãy điền những con số vào chỗ trống.
Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở _______ trong tổng số _______ tỉnh, 4 trong số 6 đô thị lớn, _______ trong số _______ quận lỵ, ở hầu khắp các "ấp chiến lược", các vùng nông thôn.
- A. 37, 44, 64, 242
- B. 37, 242, 64, 44
- C. 37, 64, 44, 242
- D. 44, 37, 64, 242
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 437322
11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống
- B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức
- C. Toàn bộ miền Nam được giải phóng
- D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 437323
Chiến dịch giải phóng nơi nào mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh?
- A. Chiến dịch Hà Nội.
- B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- C. Chiến dịch Tây Nguyên
- D. Chiến dịch Sài Gòn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 437324
Từ năm 1965 – 1973 Mĩ đã tiến hành ném bom phá hoại miền Bắc nước ta mấy lần?
- A. 1 lần
- B. 3 lần
- C. 2 lần
- D. 4 lần
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 437325
Thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) góp phần buộc Mĩ ______
- A. phải rút quân khỏi Việt Nam.
- B. chấp nhận đến đàm phán tại Pari.
- C. chấp nhận ký kết Hiệp định Pari.
- D. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 437326
Phong trào “Đồng khởi” diễn ra vào thời gian nào?
- A. 1959-1960
- B. 1960-1961
- C. 1958-1959
- D. 1959-1961
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 437327
Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
- A. Pháp thực hiện kế hoach “Rơ-ve”, “khóa cửa biên giới Việt-Trung”. Tấn công Việt Bắc lần hai.
- B. Thực dân Pháp thực hiện kế hoach Na-va.
- C. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương và xâm lược Việt Nam.
- D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 437328
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào?
- A. Thực dân Pháp bội ước sau Hiệp định sơ bộ và tạm ước.
- B. Tiến công ta ở trong Nam, ngoài Bắc, tập trung nhất là ở Hà Nội.
- C. Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải hạ vũ khí đầu hàng.
- D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 437329
Ngày 14-9-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện của chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ri _____.
- A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
- B. Bản Tạm ước Việt – Pháp.
- C. Hiệp ước an ninh Việt - Pháp.
- D. Hiệp định sơ bộ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 437330
Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” trong hoàn cảnh nào?
- A. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.
- B. Ở mặt trận Đông Dương, phát xít Nhật giành quyền chủ động.
- C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Ở mặt trận Đông Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước đòn tấn công dồn dập của Anh-Mĩ.
- D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 437331
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái diễn ra vào thời gian nào?
- A. Năm 1929
- B. Năm 1930
- C. Năm 1931
- D. Năm 1932
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 437332
Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
- A. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
- B. Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản
- C. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất
- D. Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt để Hội nghị thông qua
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 437333
Nguyên nhân cơ bản nào quyết định thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930?
- A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
- B. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.
- C. Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.
- D. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 437334
Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10 - 1930)?
- A. Nguyễn Ái Quốc.
- B. Nguyễn Văn Cừ.
- C. Trần Phú.
- D. Lê Hồng Phong.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 437335
Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?
- A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
- B. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa
- C. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố
- D. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 437336
Chiến dịch nào mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?
- A. Tây Nguyên
- B. Sài Gòn- Gia Định
- C. Quảng Trị
- D. Huế - Đà Nẵng
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 437337
Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được ở chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là gì?
- A. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
- B. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
- C. Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.
- D. Làm phá sản kế họach “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 437338
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 diễn ra ở đâu và trong thời gian nào?
- A. Bà Điểm (Hóc Môn) vào tháng 11/1939.
- B. Tân Trào (Tuyên Quang) vào tháng 5/1941.
- C. Pác Bó (Cao Bằng) vào tháng 5/1941.
- D. Pác Bó (Cao Bằng) vào tháng 11/1941.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 437339
Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin?
- A. Gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
- B. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
- C. Bỏ phiếu tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- D. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra tờ báo Người cùng khổ.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 437340
Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng, Chính phủ và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây?
- A. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
- B. Xây dựng "Quỹ độc lập".
- C. Nhường cơm sẻ ảo, hũ gạo cứu đói.
- D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 437341
Đâu không phải là tên của một tổ chức cộng sản được thành lập vào năm 1929?
- A. Việt Nam Quốc dân đảng.
- B. Đông Dương Cộng sản đảng.
- C. An Nam Cộng sản đảng.
- D. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 437342
Ai là người triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?
- A. Lê Hồng Phong.
- B. Trịnh Đình Cửu.
- C. Trần Phú.
- D. Nguyễn Ái Quốc.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 437343
Hội nghị toàn quốc của Đảng (14, 15/8/1945) đã quyết định vấn đề gì?
- A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Sài Gòn.
- C. Cả nước mít tinh, biểu tình có vũ trang.
- D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 437344
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1960) là gì?
- A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.
- C. Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thể giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- D. Khẳng định sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 437345
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là gì?
- A. Dùng người Việt đánh người Việt.
- B. Tiêu diệt lực lượng của ta.
- C. Kết thúc chiến tranh.
- D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 437346
Mục đích của Pháp khi đề ra kế hoạch Na-va là gì?
- A. buộc ta tuân theo những điều khoản có lợi cho Pháp.
- B. xoay chuyền cục diện chiến tranh từ bại thành thắng.
- C. khóa chặt biên giới Việt - Trung.
- D. bình định vùng tạm chiếm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 437347
Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
- A. Chiến thắng Bình Giã.
- B. Chiến thắng Ấp Bắc.
- C. Chiến thắng Vạn Tường.
- D. Chiến thắng Đồng Xoài.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 437348
Ai là người tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925)?
- A. Nguyễn Văn Cừ.
- B. Trần Phú.
- C. Nguyễn Ái Quốc.
- D. Tôn Đức Thắng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 437349
Cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Biểu tình ở Hà Nội.
- B. Khởi nghĩa Nam Kì.
- C. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
- D. Binh biến Đô Lương.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 437350
Tiền thân của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
- A. Đội du kích Bắc Sơn.
- B. Đội du kích Nam Kì.
- C. Đội du kích Đình Bảng.
- D. Đội du kích Bát Sắt.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 437351
Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc để thực hiện chiến lược gì?
- A. Đánh lâu dài.
- B. Đánh nhanh, thắng nhanh.
- C. Đánh dập đầu não cách mạng.
- D. Dùng người Việt trị người Việt.