Câu hỏi trắc nghiệm (32 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 253635
Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:
- A. Móng Cái đến Vũng Tàu.
- B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
- C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.
- D. Móng Cái đến Hà Tiên.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 253637
Nước ta hiện có bao nhiêu hòn đảo?
- A. 2000
- B. 3000
- C. 4000
- D. 5000
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 253638
Dọc bờ biển nước ta có:
- A. Dưới 100 bãi tắm
- B. 100 – 110 bãi tắm
- C. 110 – 120 bãi tắm
- D. Trên 120 bãi tắm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 253642
Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
- A. Đồng Nai.
- B. Mê Công.
- C. Thái Bình.
- D. Sông Hồng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 253643
Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là:
- A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.
- B. Hai mặt giáp biển.
- C. Nằm ở cực Nam tổ quốc.
- D. Rộng lớn nhất cả nước.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 253645
Điều kiện không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
- A. Đất, rừng.
- B. Khí hậu, nước.
- C. Biển và hải đảo.
- D. Tài nguyên khoáng sản.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 253648
Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung cả nước?
- A. Tỉ lệ hộ nghèo
- B. Tuổi thọ trung bình
- C. Tỉ lệ người lớn biết chữ
- D. Tỉ lệ dân số thành thị
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 253651
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước?
- A. Mật độ dân số
- B. Tỷ lệ hộ nghèo
- C. Thu nhập bình quân
- D. Tuổi thọ trung bình
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 253675
Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:
- A. 30 %
- B. 45 %
- C. 90 %
- D. 100 %
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 253676
Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).
- A. 54,17%.
- B. 184,58%.
- C. 541,7%.
- D. 5,41%.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 253679
Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:
- A. Nghèo tài nguyên
- B. Dân đông
- C. Thu nhập thấp
- D. Ô nhiễm môi trường
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 253748
Khi đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là:
- A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
- B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
- C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
- D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 253749
Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là:
- A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
- B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
- C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 253751
Du lịch biển của nước ta mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động:
- A. thể thao trên biển.
- B. tắm biển.
- C. lặn biển.
- D. khám phá các đảo.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 253775
Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số một của cả nước vì:
- A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác.
- B. Hơn 50% sản lượng.
- C. Hơn 50% diện tích và sản lượng.
- D. Điều kiện tốt để canh tác.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 253778
Ngành công nghiệp nào có điều kiện phát triển nhất ở ĐB Sông Cửu Long ?
- A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
- B. Dệt may.
- C. Chế biến lương thực thực phẩm.
- D. Cơ khí.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 253780
Loại hình giao thông vận tải nào phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ?
- A. Đường sông
- B. Đường sắt
- C. Đường bộ
- D. Đường biển
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 253781
So với đặc điểm các vùng khác, đặc điểm không phải của ĐB sông Cửu Long là:
- A. Năng suất lúa cao nhất cả nước.
- B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.
- C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.
- D. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 253782
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng:
- A. 20 000km2
- B. 30 000km2
- C. 40 000km2
- D. 50 000km2
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 253783
Nhóm đất nào có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
- A. Đất phèn
- B. Đất mặn
- C. Đất phù sa ngọt
- D. Đất cát ven biển
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 253784
Vào màu khô nắng nóng, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Xâm nhập mặn
- B. Cháy rừng
- C. Triều cường
- D. Thiếu nước ngọt
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 253785
Để hạn chế những tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Xây dựng hệ thống đê điều.
- B. Chủ động chung sống với lũ.
- C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
- D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 253786
Dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Tày, Nùng, Thái.
- B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
- C. Khơ me, Chăm, Hoa.
- D. Giáy, Dao, Mông.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 253798
Tỉnh thành đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
- B. TP Hồ Chí Minh
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 253799
Mặt hàng nào không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ ?
- A. Dầu thô
- B. Thực phẩm chế biến
- C. Than đá
- D. Hàng nông sản
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 253800
Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm:
- A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.
- C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
- D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 253801
Các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là:
- A. Tây Ninh
- B. Đồng Nai
- C. Bình Dương
- D. Long An
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 253802
Tỉnh nào thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ ?
- A. Đồng Nai
- B. Bình Phước
- C. Long An
- D. Bình Dương
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 253803
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
- A. 6
- B. 7
- C. 8
- D. 9
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 253804
Giá trị xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước là:
- A. Dưới 40%
- B. 40 - 50%
- C. 50 - 60%
- D. Trên 60%
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 253805
Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
- A. Nông, lâm, ngư nghiệp
- B. Dich vụ
- C. Công nghiệp xây dựng
- D. Khai thác dầu khí
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 253806
Các ngành công nghiệp hiện đại đã và đang hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:
- A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.
- B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
- C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
- D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.