Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 418082
Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều nào?
- A. Chiều của lực điện từ
- B. Chiều của đường sức từ
- C. Chiều của dòng điện
- D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 418086
Chọn nhận định đúng khi nói về nội dung định luật Ôm?
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây
- C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 418092
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
- A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm
- B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm
- C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm
- D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 418099
Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi dưới đây:
- A. \(1k\Omega = 1000\Omega = 0,01M\Omega \)
- B. \(1M\Omega = 1000k\Omega = 1.000.000\Omega \)
- C. \(1\Omega = 0,001k\Omega = 0,0001M\Omega \)
- D. \(10\Omega = 0,1k\Omega = 0,00001M\Omega \)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 418103
Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì xảy ra hiện tượng gì?
- A. Bị nhiễm điện
- B. Bị nhiễm từ
- C. Mất hết từ tính
- D. Giữ được từ tính lâu dài
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 418109
Điện trở dùng trong kĩ thuật thường có trị số như thế nào?
- A. Rất lớn
- B. Rất nhỏ
- C. Cỡ vài chục ôm
- D. Có thể lên tới 100 ôm
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 418113
Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của rađio, tivi, ... người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lên tới vài trăm megaom. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện (thường bằng sứ). Phương án nào sau đây giải thích được vì sao lớp than hay lớp kim loại đó lại có điện trở lớn.
- A. Vì khối này như một điện trở có bề dày lớn
- B. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S rất nhỏ
- C. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S lớn
- D. Vì khối này như một điện trở có chiều dài rất lớn
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 418120
Khi đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?
- A. \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)
- B. \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)
- C. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)
- D. \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 418123
Người ta dùng dụng cụ nào dưới đây để có thể nhận biết từ trường?
- A. Dùng ampe kế
- B. Dùng vôn kế
- C. Dùng áp kế
- D. Dùng kim nam châm có trục quay
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 418141
Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
- A. Dùng kéo
- B. Dùng kìm
- C. Dùng nam châm
- D. Dùng một viên bi còn tốt
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 418143
Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
- A. Dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường
- B. Dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng
- C. Giảm bớt chi phí cho gia đình, các sự cố gây tổn hại chung, bảo vệ môi trường và dành nhiều điện năng cho sản xuất
- D. Càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và xã hội
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 418150
Trong loa điện, lực nào dưới đây làm cho màng loa dao động phát ra âm?
- A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non
- B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa
- C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa
- D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 418232
Với cường độ dòng điện chạy qua điện trở R=6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu?
- A. 3,6V
- B. 36V
- C. 0,1V
- D. 10V
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 418250
Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1, dây kia dài 6m có điện trở R2. Tỉ số R1/R2=?
- A. 1/2
- B. 3
- C. 1/3
- D. 2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 418265
Biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20Ω. Dây điện trở của biến trở là hợp kim nicrom có điện trở suất 1,1.10−6Ω.m và tiết diện 0,5mm2 và được quấn đều xung quang một lõi sứ tròn đường kính 1,5cm. Số vòng dây của biến trở này là bao nhiêu?
- A. 260 vòng
- B. 193 vòng
- C. 326 vòng
- D. 186 vòng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 418269
Bóng đèn có ghi (220V−60W) mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A0,18A thì ta thấy đèn sáng ra sao?
- A. bình thường
- B. sáng yếu
- C. sáng mạnh
- D. không sáng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 418302
Một bình nóng lạnh có ghi 220V−1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Thời gian để bình đun sôi 1010 lít nước từ nhiệt độ 240C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.
- A. 1 giờ
- B. 30 phút
- C. 50 phút 55 giây
- D. 48 phút 22 giây
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 418307
Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì ra sao?
- A. Ngược hướng
- B. Vuông góc
- C. Cùng hướng
- D. Tạo thành một góc 450
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 418326
Khi chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?
- A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông
- B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu
- C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông
- D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 418331
Vật liệu nào là vật liệu dẫn điện tốt nhất?
- A. Sắt
- B. Nhôm
- C. Bạc
- D. Đồng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 418337
Nêu đặc điểm của các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
- A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây
- B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây
- C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây
- D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 418340
Trường hợp nào sau đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?
- A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn
- B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi
- C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi
- D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 418355
Nam châm điện có cấu tạo như thế nào?
- A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non
- B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non
- C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu
- D. Nam châm
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 418358
Sử dụng hiệu điện thế bao nhiêu có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
- A. 6V
- B. 12V
- C. 39V
- D. 220V
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 418362
Muốn nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường ta làm thế nào?
- A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên
- B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam
- C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc - Nam
- D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 418365
Để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
- A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây
- B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó
- C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
- D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 418379
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ như thế nào?
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
- C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 418388
Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Với R1 = 5Ω, R2 = 20Ω, R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 50V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính điện trở R3?
- A. 15Ω
- B. 5Ω
- C. 20Ω
- D. 25Ω
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 418398
Với điện trở suất của nhôm là 2,8.10−8Ωm, của vonfram là 5,5.10−8Ωm, của sắt là 12.10−8Ωm. So sánh nào dưới đây là đúng?
- A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm
- B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm
- C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt
- D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 418402
Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết điều gì?
- A. Thời gian sử dụng điện của gia đình
- B. Công suất điện mà gia đình sử dụng
- C. Điện năng mà gia đình sử dụng
- D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 418407
Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành dạng năng lượng gì?
- A. Cơ năng
- B. Năng lượng ánh sáng
- C. Hóa năng
- D. Nhiệt năng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 418412
Nam Châm điện được dùng trong thiết bị nào?
- A. Máy phát điện
- B. Làm các la bàn
- C. Rơle điện từ
- D. Bàn ủi điện
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 418413
Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ sau đây:
Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.
- A. A là từ cực Nam của ống dây
- B. B là từ cực Bắc của ống dây
- C. A là từ cực Bắc của ống dây
- D. Không xác định được
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 418417
Đâu là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua?
- A. Q = Irt
- B. Q = I2Rt
- C. Q = IR2t
- D. Q = IRt2
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 418421
Đơn vị nào là đơn vị của cường độ dòng điện?
- A. A
- B. mA
- C. kA
- D. cả 3 đáp án trên
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 418424
Với hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ 2.
- A. 8 lần
- B. 10 lần
- C. 4 lần
- D. 16 lần
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 418426
Thí nghiệm nào có thể phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?
- A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không
- B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh
- C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại
- D. Đo thể tích và khối lượng của thanh kim loại
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 418429
Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ?
- A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- C. Hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- D. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm và hiệu điện thế tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 418431
Trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
- A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn
- B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng
- C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây
- D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 418436
Phát biểu nào đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
- A. Nam châm để tạo ra dòng điện
- B. Bộ phận đứng yên là roto
- C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện
- D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên