Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 422847
Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến.
- B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 422849
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ trong những năm 1945 - 1973?
- A. Mĩ có lực lượng quan sự mạnh, độc quyền vũ khí nguyên tử
- B. Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối vè mọi mặt
- C. Là quốc gia tiên phong trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- D. Kinh tế Mĩ phát triển không ổn định vì các cuộc khủng hoảng xảy ra
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 422851
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ trong những năm 1945 – 1991 là gì?
- A. Thiết lập chủ nghĩa thực dân cũ ở Mĩ La-tinh.
- B. Viện trợ, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
- C. Muốn xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.
- D. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 422852
Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là
- A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- B. Cấm vận kinh tế Việt Nam.
- C. Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.
- D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 422855
Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kì hiện nay (2022) là
- A. G.Bush.
- B. B. Obama.
- C. B. Clinton.
- D. J. Biden.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 422858
Nền công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì
- A. cơ cấu vùng kinh tế không cân đối
- B. mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp
- C. nghèo tài nguyên, khoáng sản
- D. vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 422859
Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
- A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
- B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc.
- C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
- D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 422860
Thể chế chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?
- A. Dân chủ chủ nô
- B. Cộng hòa tổng thống
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Quân chủ chuyên chế
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 422861
Bài học quan trọng mà Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
- A. Đóng cửa, không giao lưu với thế giới bên ngoài.
- B. Triệt để bài trừ các yếu tố văn minh của thế giới bên ngoài.
- C. Đầu tư phát triển giáo dục con người.
- D. Cấm tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 422863
Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình nhằm mục đích gì?
- A. tạo liên minh chống sự ảnh hưởng của Liên Xô
- B. tạo điều kiện thuận lợi để cải cách dân chủ
- C. tạo liên minh chống sự ảnh hưởng của Trung Quốc
- D. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ, giảm chi phí quốc phòng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 422866
Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
- A. Xuất phát điểm
- B. Mức độ liên kết
- C. Nguyên tắc hội nhập
- D. Liên kết mang tính khu vực
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 422867
“Brexit” là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
- B. Anh rời khỏi EU
- C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
- D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 422868
Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?
- A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu
- B. Cộng đồng than, thép châu Âu
- C. Cộng đồng kinh tế châu Âu
- D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 422869
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?
- A. hoàn toàn kiệt quệ
- B. phát triển mạnh mẽ
- C. phát triển không ổn định
- D. phát triển chậm
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 422870
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
- B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
- C. Chống lại Liên Xô và Trung Quốc
- D. Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 422871
Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) không thông qua quyết định nào?
- A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- B. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.
- C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- D. Giao cho quân Anh việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 422873
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
- A. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
- B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
- C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
- D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 422874
Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
- A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
- C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
- D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 422875
Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
- A. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
- B. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.
- C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
- D. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 422876
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
- A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
- B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
- C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc
- D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 422877
Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
- A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
- B. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
- C. Kế thừa những thành tựu từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 422880
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
- A. Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
- B. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- C. Giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số.
- D. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 422881
So với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX có điểm gì khác biệt?
- A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
- C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
- D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 422883
Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học – kic thuật hiện đại là gì?
- A. Tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ
- B. Đưa nhân loại chuyển sang nền “văn minh nông nghiệp”
- C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng
- D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 422885
Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?
- A. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”
- B. Công nghệ ezim ra đời
- C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
- D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 422887
Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
- A. Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các nước lớn
- B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia
- C. Nguy cơ bị tụt hậu, đánh mất bản sắc dân tộc
- D. Vấn đề bùng nổ dân số.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 422890
Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân khu vực Mĩ Latinh so với châu Phi là gì?
- A. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- B. Nhân dân Mĩ latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
- C. Lãnh đạo cách mạng ở Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
- D. Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 422898
Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
- A. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
- B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
- C. Sau khi giành được độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- D. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 422900
Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm gì?
- A. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế
- B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị
- C. Bảo vệ thị trường trong nước bằng cách ngăn chặn các tập đoàn tư bản đầu tư
- D. Tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 422902
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm gì khác biệt?
- A. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuân khổ khu vực.
- B. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
- C. Sự hợp tác giữa các nước thành viên diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
- D. Liên kết để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 422906
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam
- A. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
- B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.
- C. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.
- D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 422908
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đều cùng chung mục đích là gì?
- A. Lôi kéo các nước thuộc địa vào chiến tranh đế quốc
- B. Khai hóa văn minh cho nhân dân các nước Đông Dương
- C. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển
- D. Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 422910
Hình thức kinh doanh đồn điền cao su của Pháp từng được nhắc đến trong tác phẩm văn học nào của Nam Cao?
- A. Đôi mắt
- B. Chí Phèo
- C. Sống mòn
- D. Lão Hạc
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 422912
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước Châu Âu là gì?
- A. Ra đời trước giai cấp tư sản
- B. Ra đời cùng giai cấp tư sản
- C. Ra đời sau giai cấp tư sản
- D. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 422914
Số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương trong chương trình khai thác lần thứ hai từ (1924 - 1929) đã
- A. tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh
- B. giảm so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- C. không thay đổi so với thời kì trước chiến tranh
- D. tập trung vào các ngành kinh tế nhà nước quản lí
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 422917
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng chịu tác động sâu sắc nhất bởi sự kiện nào?
- A. Cao trào cách mạng ở Châu Âu những năm 1918 - 1923
- B. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh
- C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- D. Phong tràp cách mạng ở Trung Quốc
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 422920
Trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vì
- A. khuynh hướng vô sản chưa xuất hiện.
- B. hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ.
- C. giai cấp công nhân chưa ra đời.
- D. khuynh hướng tư sản đã thắng thế.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 422922
Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản
- A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.
- B. chưa được giác ngộ về chính trị.
- C. nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.
- D. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 422924
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì
- A. có mục đích chính trị rõ ràng.
- B. có quy mô lớn.
- C. thời gian bãi công dài.
- D. hình thức phong phú.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 422927
Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?
- A. Giai cấp công nhân.
- B. Giai cấp nông dân.
- C. Giai cấp thợ thủ công.
- D. Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.