Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 417544
Nguyên tố sodium có kí hiệu hóa học là
- A. Li
- B. P
- C. Na
- D. Si
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 417546
Ô nguyên tố không cho biết yếu tố nào sau đây?
- A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố.
- B. Số hiệu nguyên tử.
- C. Số hạt neutron trong nguyên tử.
- D. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 417548
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- A. Electron.
- B. Neutron.
- C. Proton.
- D. Neutron và proton.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 417551
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo
- A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- B. chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
- C. chiều tăng dần của nguyên tử khối.
- D. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 417554
Hợp chất là
- A. chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- B. chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.
- C. chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học giống nhau.
- D. chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 417556
Hợp chất cộng hóa trị là
- A. MgO.
- B. NaCl.
- C. H2.
- D. CO2.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 417558
Hóa trị của S trong hợp chất H2S là
- A. I
- B. II
- C. IV
- D. VI
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 417559
Khối lượng phân tử NH3 là
- A. 14 amu.
- B. 15 amu.
- C. 16 amu.
- D. 17 amu.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 417560
Hóa trị của nhóm (SO4) trong hợp chất H2SO4 là
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 417561
Nguyên tử nitrogen có số electron là 7. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen là
- A. 10
- B. 8
- C. 9
- D. 7
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 417568
Cho mô hình cấu tạo của nguyên tử carbon
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Carbon có 6 electron.
- B. Hạt nhân nguyên tử có 6 electron
- C. Có 6 proton trong hạt nhân nguyên tử.
- D. Điện tích hạt nhân của carbon là +6.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 417570
Nitrogen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitrogen, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là
- A. 7.
- B. 2, 5.
- C. 2, 2, 3.
- D. 2, 4, 1.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 417573
Nguyên tử hydrogen, nitrogen, fluorine, potassium có kí hiệu hóa học lần lượt là
- A. He, N, F, K
- B. H, Ni, F. K.
- C. H, N, F, K
- D. H, N, F, P
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 417574
Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
- A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại.
- B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim.
- C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
- D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 417575
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
- A. +12.
- B. +13.
- C. +11.
- D. +10.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 417576
Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào
- A. đơn vị độ dài.
- B. đơn vị thời gian.
- C. đơn vị khối lượng vật chuyển động.
- D. đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 417578
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài khoảng 296 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 74 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Lào Cai là
- A. 3 h.
- B. 4 h.
- C. 5 h.
- D. 6 h.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 417580
Khi ta thổi còi, bộ phận nào dao động phát ra âm thanh?
- A. Không khí trong còi.
- B. Thành còi.
- C. Quả bóng trong còi.
- D. Khe hở trên còi.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 417583
Sóng âm được truyền trong không khí nhờ
- A. sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.
- B. sự dao động của nguồn âm.
- C. sự dịch chuyển của các phần tử vật chất.
- D. sự chuyển động của các luồng không khí.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 417587
Có 4 âm A, B, C, D với tần số tương ứng là 587 Hz; 261 Hz; 698 Hz; 440 Hz. Em hãy sắp xếp các âm trên theo thứ tự âm trầm dần.
- A. B – D – A – C.
- B. D – B – A – C.
- C. A – B – C – D.
- D. C – A – D – B.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 417590
Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào sau đây?
- A. Pin mặt trời đang hoạt động.
- B. Phơi khô quần áo.
- C. Diệp lục ở lá cây.
- D. Tổng hợp vitamin D ở người.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 417603
Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc độ của con chuột túi là
- A. 50,4 km/h
- B. 84 km/h
- C. 14 km/h
- D. 33,6 km/h
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 417612
Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với tốc độ 12km/h trong 10 phút. Quãng đường AB là
- A. 120km.
- B. 10km.
- C. 2km
- D. 12km
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 417615
Một con thỏ chạy một quãng đường 1,5km hết 2 phút và một con chuột túi chạy với vận tốc 14m/s. Con nào chạy nhanh hơn?
- A. Thỏ nhanh hơn chuột túi.
- B. Chuột túi nhanh hơn thỏ.
- C. Hai con chạy nhanh như nhau.
- D. Không so sánh được.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 417618
Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó.
- A. 1,4m/s
- B. 0,7m/s
- C. 2,8m/s
- D. 2,1m/s
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 417624
Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B:
- A. 0,5h
- B. 1,0h
- C. 1,5h
- D. 2,0h
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 417628
Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Khi kéo căng vật.
- B. Khi uốn cong vật.
- C. Khi nén vật.
- D. Khi làm vật dao động.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 417632
Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
- A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
- B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
- C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
- D. Cả ba lí do trên.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 417635
Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn?
- A. Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ.
- B. Cá heo có thể giao tiếp với nhau ở dưới nước.
- C. Một người ở đầu phòng nói to, người ở cuối phòng có thể nghe rõ âm thanh của người kia phát ra.
- D. Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 417638
Âm thanh không thể truyền trong chân không vì
- A. chân không không có trọng lượng.
- B. chân không không có vật chất.
- C. chân không là môi trường trong suốt.
- D. chân không không đặt được nguồn âm.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 417646
Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
- A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm.
- B. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm.
- C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn.
- D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 417650
Thức ăn đã tiêu hóa thành chất dinh dưỡng đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng con đường nào?
- A. Hệ bài tiết.
- B. Hệ tuần hoàn.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ hô hấp.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 417659
Máu có màu đỏ sẫm là biểu hiện của
- A. Máu giàu oxygen.
- B. Máu giàu carbon dioxide.
- C. Máu giàu chất dinh dưỡng.
- D. Máu nghèo chất dinh dưỡng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 417663
Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
- A. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
- B. Dòng mạch gỗ là dòng đi xuống, dòng mạch rây là dòng đi lên.
- C. Dòng mạch gỗ là dòng hai chiều, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
- D. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng hai chiều.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 417668
Nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình đóng mở khí khổng của cây?
- A. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.
- B. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí khép lại; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra.
- C. Nước là tín hiệu hóa học kích thích sự đóng mở của khí khổng.
- D. Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp, khi cây thiếu nước, khí khổng mở hút các phân tử nước từ không khí.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 417671
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào trong khí quyển?
- A. Carbon dioxide.
- B. Hydrogen dioxide.
- C. Oxygen
- D. Nitrogen.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 417678
Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng ?
(1) Tảo lục.
(2) Thực vật.
(3) Ruột khoang.
(4) Nấm.
(5) Trùng roi xanh.
- A. (1), (2), (5).
- B. (1), (2), (3).
- C. (1), (2), (4).
- D. (2), (4), (5).
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 417679
Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?
(1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn.
(3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra.
(5) Tăng nhiệt độ.
- A. (1), (2), (5).
- B. (1), (2), (4).
- C. (2), (3), (5).
- D. (1), (3), (4).
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 417680
Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?
- A. Các loại thịt.
- B. Các loại hải sản.
- C. Các loại rau, củ, quả
- D. Các loại sữa.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 417681
Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?
- A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
- B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
- C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
- D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.