Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 422589
Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có tính chất hóa học
- A. khác nhau.
- B. giống nhau.
- C. giống với tính chất của H.
- D. tương tự với tính chất của O.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 422591
Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là Cl, K, N?
- A. chlorine, potassium, nitrogen.
- B. carbon, argon, calcium.
- C. chlorine, aluminium, nitrogen.
- D. chlorine, argon, calcium.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 422594
Nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng hai nguyên tử phosphorus tính theo đơn vị amu là
- A. 60.
- B. 62.
- C. 33.
- D. 31.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 422595
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
- A. +17.
- B. +16.
- C. + 15.
- D. + 20.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 422598
Tổng số hạt trong nguyên tử M là 21. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
- A. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là kim loại.
- B. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là phi kim.
- C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
- D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 422600
Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
- A. Hydrogen
- B. Helium
- C. Nitrogen
- D. Sodium
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 422603
Phần trăm về khối lượng của nguyên tố K trong phân bón KNO3 là
- A. 38,6%
- B. 47,5%
- C. 13,9%
- D. 27,8%
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 422606
Nguyên tử sodium có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử sodium có số proton là
- A. 2.
- B. 11.
- C. 12.
- D. 13.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 422608
Trong hạt nhân nguyên từ carbon có 6 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử carbon
- A. 2
- B. 3
- C. 5
- D. 4
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 422612
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu sau đây là đúng?
- A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 12.
- B. X là một kim loại.
- C. X là một phi kim.
- D. X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 422614
Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 19. Số neutron trong X bằng 20. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
- A. Calcium.
- B. Sulfur.
- C. Potassium.
- D. Oxygen.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 422620
Số electron tối đa ở lớp thứ nhất la
- A. 1
- B. 2
- C. 6
- D. 8
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 422624
Kí hiệu của 3 hạt neutron, proton, electron lần lượt là
- A. n, p, e
- B. e, p, n
- C. n, e, p
- D. p, n , e
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 422627
Silicon dioxide có công thức hóa học là SiO2 là thành phần chính của cát thạch anh. Hóa trị của Si trong silicon dioxide là (biết trong silicon dioxide O có hóa trị II)
- A. II.
- B. III.
- C. IV.
- D. V.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 422634
Hóa trị của Aluminium tron hợp chất Al2O3 là
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 422637
Liên kết được hình thành trong phân tử muối ăn là
- A. liên kết cộng hóa trị
- B. liên kết ion
- C. liên kết hydrogen
- D. liên kết kim loại
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 422639
Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số thứ tự ô nguyên tố A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
- A. 12
- B. 24
- C. 13
- D. 6
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 422643
Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?
- A. 70,5 km/h.
- B. 72,3 km/h.
- C. 74,5 km/h.
- D. 75,6 km/h.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 422646
Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
- A. Miếng xốp
- B. Tấm gỗ
- C. Mặt gương
- D. Đệm cao su
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 422649
Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
- A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
- B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
- C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
- D. Cả 3 phương án đúng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 422651
Để đô tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1) Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật
2) Dùng thước đo độ dài quãng đường s.
3) Xác định vạch xuất phát và vạch đích khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích.
4) Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích.
Cách sắp xếp nào sau đây đúng?
- A. 1 => 2 => 3 => 4
- B. 3 => 2 => 1 => 4
- C. 2 => 4 => 1 => 3
- D. 3 => 2 => 4 => 1
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 422653
Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm của vật sẽ biến đổi như thế nào?
- A. Tăng
- B. Giảm
- C. Không thay đổi
- D. Vừa tăng vừa giảm
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 422654
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
- B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
- C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
- D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 422655
Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính tốc độ của người đó
- A. 40 km/h.
- B. 80 km/h.
- C. 50 km/h
- D. 60 km/h.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 422656
Dụng cụ nào sau đây không được sử dụng trong đo tốc độ?
- A. đồng hồ hiện số.
- B. nhiệt kế.
- C. thiết bị “bắn tốc độ”.
- D. thước mét.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 422657
Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?
- A. Thời gian chuyển động.
- B. Quãng đường đi được.
- C. Tốc độ chuyển động.
- D. Hướng chuyển động.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 422661
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
- A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
- B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định vởi Luật giao thông đường bộ.
- C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
- D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 422663
Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
- A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
- B. Dùi trống.
- C. Mặt trống.
- D. Không khí xung quanh trống.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 422666
Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
- A. Nước suối chảy.
- B. Mặt trống khi được gõ.
- C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi-ta.
- D. Sóng biển vỗ vào bờ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 422670
Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
- A. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không.
- B. cung cấp khí carbon dioxide.
- C. hong khô ống nghiệm.
- D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 422673
Những loài cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì cơ quan thực hiện quá tình quang hợp là
- A. Gai
- B. Thân
- C. Rễ
- D. Hoa
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 422676
Sản phẩm của quang hợp là
- A. nước, carbon dioxide.
- B. ánh sáng, diệp lục.
- C. oxygen, glucose.
- D. glucose, nước.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 422677
Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?
- A. Không bào.
- B. Lục lạp.
- C. Ti thể.
- D. Nhân tế bào.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 422680
Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ
- A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C).
- B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C).
- C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C).
- D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 422682
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?
- A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
- B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
- C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
- D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 422686
Thí nghiệm quan sát khí khổng bao gồm các bước sau
1. Mô tả và vẽ hình dạng khí khổng quan sát được
2. Nhỏ một giọt nước lên mảnh biểu bì, đặt lamen lên
3. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, rồi tăng lên 40x, tìm các khí khổng
4. Lấy một lá cây thài lài tía, gấp một phần lá ở gần một đầu
5. Dùng kim mũi mác cẩn thận tách lớp biểu bì dưới
6. Đặt mảnh biểu bì vừa tách lên một lam kính
Quy trình thí nghiệm đúng là
- A. 1-2-3-4-5-6.
- B. 4-5-6-1-2-3.
- C. 4-5-6-3-2-1.
- D. 4-5-6-2-3-1.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 422690
Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
- A. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
- B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
- C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 422692
Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.
(2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.
(3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
(4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
(5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 422702
Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?
- A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
- B. Nước và chất khoáng.
- C. Chất hữu cơ và nước.
- D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 422706
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?
- A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
- B. quá trình hô hấp làm sạch môi trường.
- C. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
- D. quá trình hô hấp chuyển hóa glucid thành CO2, H2O và năng lượng.