Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 422740
Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?
- A. O, S, Se
- B. N, O, F
- C. Na, Mg, K
- D. Ne, Na, Mg
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 422742
Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người?
- A. Chlorine
- B. Oxygen
- C. Helium
- D. Iodine
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 422745
Phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong hợp chất N2O là
- A. 76,19%
- B. 63,64%
- C. 36,36%
- D. 20,19%
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 422746
Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 422748
Phân tử hóa học nào sau đây tồn tại liên kết ion trong phân tử?
- A. Ammonia.
- B. Carbon dioxide
- C. Magnesium oxide
- D. Đường ăn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 422750
Khối lượng phân tử hợp chất MgO là
- A. 16
- B. 40
- C. 42
- D. 60
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 422752
Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 422754
Đơn vị của khối lượng nguyên tử là?
- A. gam;
- B. kilogam;
- C. lít;
- D. amu.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 422756
Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người là
- A. phosphorus (P).
- B. iodine (I).
- C. sodium (Na).
- D. calcium (Ca).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 422758
Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
- A. O, S, Se.
- B. C, O, F.
- C. Si, P, O.
- D. O, F, Cl.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 422761
Cho các nguyên tố sau: Si, S, Cl, Fe, C, Ba, Ne. Số nguyên tố kim loại và phi kim lần lượt là
- A. 2 và 5.
- B. 2 và 4.
- C. 4 và 3.
- D. 3 và 3.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 422763
Ở điều kiện thường, các phi kim có thể tồn tại ở trạng thái nào?
- A. Lỏng và khí;
- B. Rắn và lỏng;
- C. Rắn và khí;
- D. Rắn, lỏng và khí.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 422766
Cho các chất dưới đây:
(1) Khí ammonia tạo nên từ N và H.
(2) Phosphorus đỏ tạo nên từ P.
(3) Hydrochloric acid tạo nên từ H và Cl.
(4) Glucose tạo nên từ C, H và O.
(5) Kim loại sodium tạo nên từ Na.
Trong số các chất trên, có bao nhiêu đơn chất?
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 422767
Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) và sulfur trioxide (SO3) lần lượt là?
- A. 64 amu và 80 amu;
- B. 48 amu và 48 amu;
- C. 16 amu và 32 amu;
- D. 80 amu và 64 amu.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 422770
Trong công thức hóa học SO2, S có hóa trị mấy?
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 422774
Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
- A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
- B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
- C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
- D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 422777
Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s. Tốc độ của ô tô này bằng bao nhiêu?
- A. 14,3 km/h
- B. 51,4 km/h
- C. 18,5 m/s
- D. 21,1 m/s
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 422785
Chiếu một tia sáng tới chếch một góc 20o vào một gương phẳng như hình dưới đây ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc:
- A. 40o
- B. 70o
- C. 80o
- D. 140o
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 422791
Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn song ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
- A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
- B. Do không khí bên trên bề mặt nước không dao động.
- C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
- D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 422793
Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị
- A. 15o
- B. 30o
- C. 45o
- D. 60o
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 422799
Nhà Quang cách nhà Nam 210m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là
- A. 4,8 km/h
- B. 1,19 m/s
- C. 4,8 m/phút
- D. 1,4 m/s
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 422802
Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là
- A. 1 Hz
- B. 30 Hz
- C. 60 Hz
- D. 120 Hz
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 422805
Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?
- A. Chất rắn
- B. Chất rắn và chất lỏng
- C. Chân không
- D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 422814
Tại điểm nào trong hình dưới đây từ trường là mạnh nhất?
- A. Điểm A
- B. Điểm B
- C. Điểm C
- D. Điểm D
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 422821
Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,5 km là
- A. 50s
- B. 500s
- C. 100s
- D. 10s
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 422825
Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
- A. Mặt bàn dao động phát ra âm.
- B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm.
- C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm.
- D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 422829
Âm thanh được tạo ra nhờ
- A. nhiệt.
- B. điện.
- C. ánh sáng.
- D. dao động.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 422831
Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là
- A. 1700 m.
- B. 850 m.
- C. 3400 m
- D. 1000 m.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 422834
Nước có tính chất gì?
- A. Nước (không tinh khiết) có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- B. Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
- C. Nước hòa tan được dầu.
- D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 422838
Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật là
- A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- B. Cung cấp năng lượng.
- C. Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 422840
Loài thực vật nào sau đây được xếp vào nhóm cây ưa bóng?
- A. Cây lá lốt
- B. Cây phi lao
- C. Cây xương rồng
- D. Cây phượng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 422841
Quá trình hô hấp có ý nghĩa
- A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển
- B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
- C. làm sạch môi trường.
- D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 422842
Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người nông dân thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Mục đích của việc làm này là
- A. Duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây quang hợp.
- B. Tránh cho cây mất nước quá nhiều.
- C. Tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- D. Duy trì hàm lượng oxygen trong đất.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 422843
Trao đổi chất ở sinh vật là
- A. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
- B. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật đảm bảo duy trì sự sống.
- C. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
- D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 422844
Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình
- A. phân giải.
- B. tổng hợp.
- C. đào thải.
- D. chuyển hóa năng lượng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 422845
Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?
- A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.
- B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.
- C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.
- D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 422846
Cơ quan thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu ở cây là:
- A. Rễ
- B. Thân
- C. Lá
- D. Hoa
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 422848
Những vai trò nào sau đây là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cơ thể sinh vật?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
(2) Cung cấp nhiệt năng sưởi ấm không khí xung quanh cơ thể.
(3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.
(4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
(5) Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời.
- A. (1), (3), (4).
- B. (2), (3), (4).
- C. (1), (3), (5).
- D. (2), (4), (5).
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 422850
Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp bằng
- A. Mang.
- B. Phổi.
- C. Qua bề mặt cơ thể.
- D. Bằng hệ thống ống khí.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 422854
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào?
- A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
- B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: Khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
- C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: Nước, khí carbon dioxide và đường.
- D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).