Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 420818
Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
- A. Hydrogen.
- B. Helium.
- C. Nitrogen.
- D. Sodium.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 420821
Chất nào sau đây là đơn chất?
- A. Carbon monoxide.
- B. Ozone.
- C. Calcium oxide.
- D. Acetic acid.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 420823
Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng
- A. số hiệu nguyên tử.
- B. số electron.
- C. số lớp electron.
- D. số electron ở lớp ngoài cùng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 420827
Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là
- A. -9.
- B. +9.
- C. 9.
- D. 0.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 420830
Nguyên tử được cấu tạo bởi hai thành phần chính là
- A. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
- B. hạt electron và vỏ nguyên tử.
- C. hạt proton và vỏ nguyên tử.
- D. hạt neutron và hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 420834
Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là
- A. 1, 8, 2.
- B. 2, 8, 1
- C. 2, 3.
- D. 3, 2.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 420835
Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi
- A. số eletron.
- B. số neutron.
- C. số proton.
- D. tổng số hạt electron và proton.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 420839
Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, Al, Ca?
- A. Oxygen, chlorine, aluminium, calcium.
- B. Oxygen, carbon, argon, calcium.
- C. Oxygen, chlorine, aluminium, carbon.
- D. Oxygen, boron, argon, calcium.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 420842
Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
- A. Chlorine.
- B. Oxygen.
- C. Helium.
- D. Iodine.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 420844
Hóa trị của potassium trong hợp chất potassium oxide (K2O) là
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 420848
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là
- A. NO.
- B. NO2.
- C. N2O.
- D. N2O3.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 420850
Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là
- A. 60%.
- B. 40%.
- C. 50%.
- D. 20%.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 420860
Cho bảng sau:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. X, Z thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- B. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- C. Z, T thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- D. Khối lượng nguyên tử tính theo amu của Z lớn hơn hơn của X.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 420864
Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 16. Số neutron trong X bằng 16. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
- A. Calcium.
- B. Sulfur.
- C. Potassium.
- D. Oxygen.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 420869
Nguyên tố X (Z = 8) là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Kí hiệu hóa học, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- A. N, chu kì 2, nhóm VA.
- B. O, chu kì 4, nhóm IA.
- C. C, chu kì 2, nhóm IVA.
- D. O, chu kì 2, nhóm VIA.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 420876
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Trong nguyên tử, các electron xếp thành từng lớp.
- B. Khối lượng nguyên tử tập chung ở hạt nhân nguyên tử.
- C. Khối lượng của proton bằng khối lượng của neutron.
- D. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ vỏ nguyên tử vào hạt nhân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 420882
Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với tốc độ 12km/h trong 10 phút. Quãng đường AB là
- A. 120km.
- B. 10km.
- C. 2km.
- D. 12km.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 420889
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
- A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
- B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
- C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
- D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 420897
Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B:
- A. 0,5h
- B. 1,0h
- C. 1,5h
- D. 2,0h
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 420905
Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó.
- A. 1,4m/s
- B. 0,7m/s
- C. 2,8m/s
- D. 2,1m/s
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 420908
Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Khi kéo căng vật.
- B. Khi uốn cong vật
- C. Khi nén vật.
- D. Khi làm vật dao động.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 420913
Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
- A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
- B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
- C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
- D. Cả ba lí do trên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 420919
Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn?
- A. Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ.
- B. Cá heo có thể giao tiếp với nhau ở dưới nước.
- C. Một người ở đầu phòng nói to, người ở cuối phòng có thể nghe rõ âm thanh của người kia phát ra.
- D. Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 420926
Vì sao âm thanh không thể truyền trong chân không
- A. chân không không có trọng lượng.
- B. chân không không có vật chất.
- C. chân không là môi trường trong suốt.
- D. chân không không đặt được nguồn âm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 420935
Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
- A. vôn kế.
- B. nhiệt kế.
- C. tốc kế.
- D. ampe kế.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 420955
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
- A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
- B. Để các xe đi đúng làn đường.
- C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 420960
Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như nào?
- A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
- B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
- C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
- D. Cả 3 phương án đúng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 420965
Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
- A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
- B. Hz là đơn vị tần số.
- C. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng bổng.
- D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 420968
Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?
- A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
- B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
- C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
- D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 420971
Chùm tia song song là chùm tia gồm
- A. Các tia sáng không giao nhau.
- B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
- C. Các tia sáng hội tụ.
- D. Các tia phân kì.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 420975
Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
- A. hoá năng.
- B. nhiệt năng.
- C. điện năng.
- D. cơ năng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 420978
Thức ăn đã tiêu hóa thành chất dinh dưỡng đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng con đường nhờ vào
- A. Hệ bài tiết.
- B. Hệ tuần hoàn.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ hô hấp.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 420983
Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
- A. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
- B. Dòng mạch gỗ là dòng đi xuống, dòng mạch rây là dòng đi lên.
- C. Dòng mạch gỗ là dòng hai chiều, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
- D. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng hai chiều.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 420986
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
- A. Hydrogen dioxide.
- B. Carbon dioxide.
- C. Oxygen.
- D. Nitrogen.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 420991
Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?
(1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn.
(3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra.
(5) Tăng nhiệt độ.
- A. (1), (2), (5).
- B. (1), (2), (4).
- C. (2), (3), (5).
- D. (1), (3), (4).
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 420994
Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?
- A. Các loại thịt.
- B. Các loại hải sản.
- C. Các loại rau, củ, quả.
- D. Các loại sữa.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421001
Máu có màu đỏ tươi là biểu hiện của
- A. Máu giàu oxygen.
- B. Máu giàu carbon dioxigen.
- C. Máu giàu chất dinh dưỡng.
- D. Máu nghèo chất dinh dưỡng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421005
Nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình đóng mở khí khổng của cây?
- A. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.
- B. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí khép lại; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra.
- C. Nước là tín hiệu hóa học kích thích sự đóng mở của khí khổng.
- D. Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp, khi cây thiếu nước, khí khổng mở hút các phân tử nước từ không khí.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421009
Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng ?
(1) Tảo lục.
(2) Thực vật.
(3) Ruột khoang.
(4) Nấm.
- A. (1), (2)
- B. (1), (2), (3).
- C. (1), (2), (4).
- D. (2), (4)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421014
Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, hãy giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?
- A. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
- B. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính
- C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
- D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi