Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 421162
Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?
- A. Muối ăn.
- B. Đường ăn.
- C. Vitamin C.
- D. Khí hydrogen.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 421163
Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
- A. hạt proton.
- B. hạt neutron.
- C. hạt electron.
- D. hạt nhân.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 421164
Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là
- A. H.
- B. He.
- C. Hf.
- D. Hg.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 421165
Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5 là
- A. I
- B. II
- C. III
- D. V
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 421166
Nguyên tử oxygen có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxygen là
- A. 2
- B. 6
- C. 8
- D. 3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 421169
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
- B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
- C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- D. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng là khác nhau.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 421170
Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có số electron là
- A. 8
- B. 6
- C. 4
- D. 2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 421171
Khối lượng phân tử của hợp chất hydrogen sulfide là (biết trong phân tử có 2 H và 1 S)
- A. 30 amu.
- B. 34 amu.
- C. 32 amu.
- D. 33 amu.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 421172
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- A. Electron.
- B. Electron.
- C. Proton.
- D. Neutron và proton.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 421173
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo
- A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- B. chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
- C. chiều tăng dần của nguyên tử khối.
- D. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 421174
Nguyên tử nitrogen có số electron là 7. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen là
- A. 10
- B. 8
- C. 9
- D. 7
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 421175
Hạt nhân của nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng
- A. 9 amu.
- B. 10 amu.
- C. 19 amu.
- D. 28 amu
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 421176
Nguyên tử hydrogen, nitrogen, fluorine, potassium có kí hiệu hóa học lần lượt là
- A. He, N, F, K.
- B. H, Ni, F. K
- C. H, N, F, K.
- D. H, N, F, P.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 421177
Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
- A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại.
- B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim.
- C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
- D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 421178
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
- A. +12.
- B. +13.
- C. +11.
- D. +10.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 421179
Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.
- A. 54 km/h.
- B. 4,167 km/h.
- C. 540 km/h.
- D. 360 km/h.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 421180
Tốc độ của xe càng lớn thì
- A. thời gian để xe dừng càng ngắn..
- B. quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.
- C. khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng nhỏ.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 421181
Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt?
- A. Hộp số.
- B. Không khí.
- C. Tụ điện.
- D. Cánh quạt.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 421182
Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Hình dạng nhạc cụ.
- B. Vẻ đẹp nhạc cụ.
- C. Kich thước của nhạc cụ.
- D. Tần số của âm phát ra.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 421183
Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?
- A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.
- B. Bền hơn.
- C. Hấp thụ âm tốt hơn.
- D. Phản xạ âm tốt.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 421184
Đặc điểm của nguồn sáng là
- A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.
- B. chỉ phát ra ánh sáng.
- C. chỉ tỏa nhiệt.
- D. vật không tự phát ra ánh sáng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 421185
Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?
- A. Bề mặt cứng.
- B. Bề mặt nhẵn bóng.
- C. Bề mặt không nhẵn bóng.
- D. Cả A và B.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 421186
Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc độ của con chuột túi là
- A. 50,4 km/h
- B. 84 km/h
- C. 14 km/h
- D. 33,6 km/h
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 421192
Hùng đạp xe lên dốc dài 150 m với tốc độ 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 120 m hết 30 s. Hỏi tốc độ trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc?
- A. 50m/s.
- B. 8 m/s.
- C. 4,67 m/s.
- D. 2,57 m/s.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 421195
Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?
- A. Màng loa.
- B. Thùng loa.
- C. Dây loa.
- D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 421196
Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
- A. Người ca sĩ phát ra âm.
- B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
- C. Màn hình tivi dao động phát ra âm.
- D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 421200
Âm thanh không thể truyền trong
- A. chất lỏng.
- B. chất rắn.
- C. chất khí.
- D. chân không.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 421204
Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao?
- A. Không, vì âm thanh không truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
- B. Có, vì âm thanh truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
- C. Không, vì âm thanh không truyền được trong chân không.
- D. Có, vì âm thanh truyền được trong chân không.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 421210
Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng
- A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
- B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
- C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
- D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 421215
Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào?
- A. Hô hấp tế bào.
- B. Quang hợp.
- C. Trao đổi khí ở thực vật.
- D. Hấp thu nước và muối khoáng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 421216
Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là:
- A. Nhân tế bào.
- B. Thành tế bào.
- C. Lục lạp.
- D. màng tế bào.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 421222
Hô hấp tế bào gồm
- A. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide.
- B. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước.
- C. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng.
- D. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 421225
Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao thì
- A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
- B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
- C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm.
- D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 421228
Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp?
- A. Nước là nguyên liệu quang hợp.
- B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ.
- C. Điều tiết khí khổng.
- D. Tất cả các nhận định trên đều sai.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 421231
Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào?
- A. Carbon dioxide.
- B. Nhiệt.
- C. Oxygen.
- D. Tinh bột
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 421235
Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.
(1) Sử dụng phân bón hữu cơ cho cây lương thực.
(2) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
(3) Khử khuẩn chuồng trại sau mỗi vụ chăn nuôi.
(4) Ao, chuồng bị ô nhiễm.
(5) Thực phẩm bị tiêm, tẩm hóa chất.
(6) Ăn chín, uống sôi.
(7) Chế biên thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
(8) Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp.
- A. (1), (2), (4), (6), (7).
- B. (2), (4), (6), (7), (8).
- C. (3), (5), (6), (7), (8).
- D. (2), (4), (5), (7), (8).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421239
Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình
- A. phân giải.
- B. tổng hợp.
- C. đào thải.
- D. chuyển hóa năng lượng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421241
Đâu không phải là vai trò của nước?
- A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng.
- B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể.
- C. Nước là dung môi hòa tan các chất.
- D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421243
Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?
- A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ tươi. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm.
- B. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại, mang cá có màu đỏ tươi.
- C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại mang cá khép kín.
- D. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mang cá vẫn đóng mở bình thường.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421246
Thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào sau đây?
- A. Các muối khoáng C, H, O, N, P,...
- B. Carbohydrate (chất bột đường).
- C. Lipid (chất béo); protein (chất đạm).
- D. Tất cả các đáp án trên.