Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 419424
Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là
- A. N2O
- B. SO2
- C. SO3
- D. CO2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 419429
Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng
- A. HCl
- B. NaOH
- C. HNO3
- D. Quỳ tím ẩm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 419431
Dung dịch nào sau đây có pH < 7
- A. NaCl
- B. HCl
- C. KOH
- D. Ca(OH)2
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 419432
Cặp chất nào sau đây phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu?
- A. Fe và dung dịch HCl.
- B. CuO và dung dịch HNO3.
- C. Fe(OH)3 và dung dịch H2SO4.
- D. Fe(OH)2 và dung dịch H2SO4.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 419435
Để phân biệt 2 dung dịch: Na2SO4 và Na2SO3 người ta dùng dung dịch thuốc thử nào sau đây
- A. BaCl2
- B. HCl
- C. Pb(NO3)2
- D. AgNO3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 419437
Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho
- A. BaO tác dụng với dung dịch HCl
- B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3
- C. BaO tác dụng với dung dịch H2O
- D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 419446
Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là
- A. 0,5M
- B. 0,25M
- C. 0,1M
- D. 0,05M
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 419449
Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trọng như: Chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng, ... Công thức hóa học của diêm tiêu là
- A. KCl
- B. K2CO3
- C. KClO3
- D. KNO3
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 419452
Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là
- A. CaCO3 và HCl
- B. K2CO3 và HNO3
- C. Na2SO3 và H2SO4
- D. Na2SO4 và HCl
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 419454
Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là
- A. (NH4)2SO4
- B. Ca(H2PO4)2
- C. KCl
- D. KNO3
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 419456
Cho phương trình phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O
X là
- A. CO
- B. CO2
- C. H2
- D. Cl2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 419457
Trong các kim loại sau đây, kim loại có độ cứng lớn nhất là:
- A. Crom (Cr)
- B. Nhôm (Al)
- C. Sắt (Fe)
- D. Natri (Na)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 419459
Cho sơ đồ sau: Cacbon → X1 → X2 → X3 → Ca(OH)2. Trong đó X1, X2, X3 lần lượt là
- A. CO2, CaCO3, CaO.
- B. CO, CO2, CaCl2.
- C. CO2, Ca(HCO3)2, CaO.
- D. CO, CaO, CaCl2.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 419461
Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là
- A. Làm quỳ tím hoá xanh
- B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
- C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 419464
Dung dịch tác dụng được với các dung dịch: Fe(NO3)2, CuCl2 là
- A. Dung dịch NaOH
- B. Dung dịch HCl
- C. Dung dịch AgNO3
- D. Dung dịch BaCl2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 419467
Muối kali nitrat (KNO3)
- A. Không tan trong trong nước.
- B. Tan rất ít trong nước.
- C. Tan nhiều trong nước.
- D. Không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 419470
Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là
- A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO
- B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2
- C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2
- D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 419473
X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt, phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là
- A. Fe
- B. Mg
- C. Cu
- D. Al
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 419475
Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại
- A. Ag, Cu.
- B. Au, Pt
- C. Au, Al.
- D. Ag, Al.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 419477
Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng
- A. Al, Zn, Fe
- B. Mg, Fe, Ag
- C. Zn, Pb, Au
- D. Na, Mg, Al
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 419484
Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc. Vậy X là kim loại nào sau đây
- A. Fe
- B. Mg
- C. Ca
- D. Zn
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 419491
Cho những phân bón có công thức: KNO3, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, CO(NH2)2, (NH4)HPO4, KCl, NH4Cl. Số phân bón đơn là
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 419496
Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Phân urê cung cấp nitơ cho cây trồng.
- B. Urê có công thức là (NH2)2CO.
- C. Supephotphat có Ca(H2PO4)2.
- D. Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 419498
Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
- A. Vàng (Au)
- B. Bạc (Ag)
- C. Đồng (Cu)
- D. Nhôm (Al)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 419504
Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
- A. Khói màu trắng sinh ra.
- B. Xuất hiện những tia sáng chói.
- C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
- D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 419506
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần
- A. K, Al, Mg, Cu, Fe.
- B. Cu, Fe, Mg, Al, K.
- C. Cu, Fe, Al, Mg, K.
- D. K, Cu, Al, Mg, Fe.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 419511
Nhôm là kim loại
- A. dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.
- B. dẫn điện và nhiệt đều kém
- C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.
- D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 419517
Kim loại Fe tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: HCl, H2SO4 đặc nguội, dung dịch NaOH, dung dịch Al(NO3)3; khí Cl2
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 419522
Nguyên tắc luyện thép từ gang là
- A. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
- B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
- C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.
- D. dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 419526
Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?
- A. Al
- B. Fe
- C. Ca
- D. Na
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 419530
Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4 , có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại
- A. Zn
- B. Mg
- C. Fe
- D. Cu
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 419537
Hàm lượng sắt trong Fe3O4
- A. 70%
- B. 72,41%
- C. 46,66%
- D. 48,27%
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 419545
Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
- A. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra
- B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam
- C. Không hiện tượng
- D. Có kết tủa trắng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 419556
Hợp chất nào của nhôm dưới đây tan nhiều được trong nước?
- A. Al2O3
- B. Al(OH)3
- C. AlCl3
- D. Al3PO4
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 419559
Cặp chất nào dưới đây có phản ứng?
- A. Al + HNO3 đặc, nguội
- B. Fe + HNO3 đặc, nguội
- C. Al + HCl
- D. Fe + Al2(SO4)3
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 419561
“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do
- A. Tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.
- B. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
- C. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.
- D. Tác động cơ học.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 419564
Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là
- A. 1,8 g
- B. 2,7 g
- C. 4,05 g
- D. 5,4 g
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 419566
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%.
- B. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon lớn hơn 5%.
- C. Gang là hợp kim của nhôm với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%.
- D. Gang là hợp kim của nhôm với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm lớn hơn 5%.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 419569
Sắt phản ứng với cả 2 dung dịch nào sau đây?
- A. NaOH, HCl
- B. HCl, ZnCl2
- C. HCl, CuSO4
- D. KOH, MgCl2
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 419570
Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có
- A. 18,88g Fe và 4,32g Ag
- B. 1,880g Fe và 4,32g Ag
- C. 15,68g Fe và 4,32g Ag
- D. 18,88g Fe và 3,42g Ag