Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 427633
Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?
- A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.
- B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ.
- C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài.
- D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 427635
Cách ứng xử nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
- B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.
- C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
- D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 427638
Quan điểm nào dưới đây thể hiện rõ được sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
- C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
- D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 427648
Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau?
- A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó.
- B. Tham gia đánh cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
- C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hòa giải.
- D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 427649
Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thế nào?
- A. hiện đại theo thời cuộc.
- B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
- C. tao ra sức sống cho con người.
- D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 427650
Hành vi nào vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức?
- A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
- B. Con cháu kính trọng ông bà.
- C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
- D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 427651
Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chí công vô tư?
- A. Chỉ làm những gì nếu thấy có lợi cho bản thân.
- B. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen.
- C. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể.
- D. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 427652
Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh không được thực hiện hành vi nào?
- A. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
- B. Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân
- C. Bình bầu thi đua cho những bạn mình quý mến
- D. Lên án những hành động thiếu công bằng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 427653
Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự chí công vô tư?
- A. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân
- B. Vô tư, khách quan khi đánh giá người khác
- C. Hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung
- D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vét của chung làm lợi cho mình.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 427654
Kỉ luật tốt mang lại lợi ích gì?
- A. Áp lực học tập và công việc nặng nề
- B. Quyền lực người quản lí tăng lên
- C. Chất lượng và hiệu quả công việc tăng cao
- D. Con người tự tin trong cuộc sống
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 427655
Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là gì?
- A. Tự chủ
- B. Dân chủ
- C. Quản lí
- D. Tự quản
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 427657
Ý kiến: “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nói về điều gì?
- A. Vai trò của nhân dân
- B. Tự quản
- C. Sức mạnh của nhân dân
- D. Dân chủ
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 427659
Biểu hiện nào sau đây thể hiện thiếu kỉ luật?
- A. Học sinh đi học đúng giờ, nghỉ học có đơn xin phép
- B. Công nhân đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất
- C. Cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng
- D. Đội viên tham gia bỏ phiếu bầu Ban chỉ huy Liên đội theo đúng quy định
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 427660
Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
- A. Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật
- B. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp
- C. Không quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử
- D. Cả ba ý kiến trên
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 427662
Em tán thành với nội dung nào sau đây?
- A. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình
- B. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh
- C. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của lãnh đạo các nước
- D. Chiến tranh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 427663
Bảo vệ hòa bình là gì?
- A. Giữ gìn cuộc sống bình yên
- B. Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tông giáo và quốc gia
- C. Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang
- D. Tất cả các ý trên
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 427666
Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu hòa bình?
- A. Tham gia viết thư giao lưu với bạn bè quốc tế
- B. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên thế giới
- C. Luôn tìm cách để người khác phải phục tùng theo ý kiến của mình
- D. Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, đàm phán
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 427667
Hoạt động nào không phải là hoạt động thể hiện hoà bình?
- A. Đấu tranh chống khủng bố.
- B. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình.
- C. Mít tinh phản đối chiến tranh.
- D. Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 427671
Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hòa bình?
- A. Biết lắng nghe để hiểu và thông cảm với người khác.
- B. Không chấp nhận điểm khác với mình ở người khác.
- C. Phân biệt đối xử, kì thị với người khác.
- D. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 427673
Đâu được xem là xu thế chung của thế giới hiện nay?
- A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế
- B. Chiến tranh lạnh
- C. Đối đầu xung đột
- D. Chống khủng bố
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 427676
Nội dung nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
- A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn
- B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết
- C. Sống khép mình mới tránh được xung đột
- D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 427677
Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?
- A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác
- B. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn
- C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa
- D. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 427679
Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại?
- A. Tăng cường chế tạo vũ khí để hủy diệt hàng loạt.
- B. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia.
- C. Xâm lấn lãnh thổ của các quốc gia, dân tộc.
- D. Kích động để chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 427681
Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là gì?
- A. Ổn định
- B. Hòa hoãn
- C. Hòa giải
- D. Hòa bình
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 427682
Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt động gì?
- A. Bảo vệ hòa bình
- B. Giải quyết xung đột
- C. Đàm phán hòa bình
- D. Bảo vệ nhân dân
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 427684
Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
- A. Những người có tiềm lực quân sự mạnh.
- B. Những nước giàu có.
- C. Toàn nhân loại.
- D. Những nước từng bị chiến tranh.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 427686
Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
- A. Bồ câu
- B. Hải âu
- C. Bồ nông
- D. Đại bàng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 427688
Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trọng mọi tình huống là biểu hiện của đức tính nào?
- A. Chí công vô tư
- B. Đức tính tự chủ
- C. Kỉ luật
- D. Dân chủ
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 427690
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây?
- A. Hợp tác
- B. Tự chủ
- C. Kỉ luật
- D. Dân chủ
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 427692
Câu ca dao:
“Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi”
Nói về người có đức tính nào?
- A. Chí công vô tư
- B. Năng động, sáng tạo
- C. Dân chủ
- D. Đức tính tự chủ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 427694
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mang lại tác dụng gì?
- A. Góp phần làm nên những kì tích vẻ vang
- B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội
- C. Góp phần đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- D. Góp phần thực hiện những nhiệm vụ chung
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 427724
Hợp tác giữa các nước trên thế giới không giải quyết vấn đề nào dưới đây?
- A. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo
- B. Hạn chế sự bùng nổ dân số
- C. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ
- D. Khắc phục tình trạng đói nghèo
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 427726
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân?
- A. Thường xuyên dao động trước thử thách
- B. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác
- C. Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu
- D. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 427728
Hàng năm chúng ta tỏ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11 là thể hiện điều gì?
- A. Chí công vô tư
- B. Đức tính tự chủ
- C. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- D. Dân chủ
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 427731
Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào để hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác?
- A. Bình đẳng
- B. Tôn trọng
- C. Hỗ trợ
- D. Giúp đỡ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 427735
Câu tục ngữ:
“Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước”
Nói về người có phẩm chất đạo đức nào?
- A. Kỉ luật
- B. Chí công vô tư
- C. Dân chủ
- D. Đức tính tự chủ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 427744
Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi về mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ?
- A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
- B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
- C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
- D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 427745
Quay cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học là những hành vi vi phạm gì?
- A. pháp luật.
- B. quyền tự chủ.
- C. kỉ luật.
- D. quy chế.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 427747
Thực hiện dân chủ và kỉ luật mang lại ý nghĩa như thế nào?
- A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
- C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 427749
Dân chủ _________ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “__” đó là gì?
- A. tạo cơ hội.
- B. là điều kiện.
- C. là động lực.
- D. là tiền đề.