Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 336121
Hãy cho biết đâu là nguyên nhân hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-xtrây-li-a?
- A. dòng biển lạnh chạy ven bờ.
- B. vị trí nằm cách xa biển.
- C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.
- D. bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 336122
Khi nói về nguyên nhân hình thành các hoang mạc dọc hai bên đường chí tuyến, đâu không phải là nguyên nhân?
- A. Có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
- B. Diện tích lục địa rộng lớn.
- C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
- D. Có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 336124
Em hãy cho biết đâu là hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới?
- A. Ô-xtrây-li-a
- B. Thar.
- C. Gô-bi.
- D. Xa-ha-ra.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 336128
Con người tiến vào khai thác, cải tạo và làm thay đổi bộ mặt nhiều hoang mạc là nhờ vào những tiến bộ của khoa học kĩ thuật nào?
- A. Kĩ thuật khoan sâu.
- B. Kĩ thuật điện tử - tin học.
- C. Kĩ thuật hàng không.
- D. Kĩ thuật sản xuất vật liệu mới.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 336130
Ở khu vực nào của hoang mạc, tập trung dân cư khá đông để phát triển trồng trọt và chăn nuôi?
- A. trung tâm hoang mạc
- B. các con đường qua hoang mạc
- C. trên ốc đảo
- D. rìa hoang mạc
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 336133
Bên cạnh chăn nuôi du mục, hoạt động kinh tế cụ thể nào cũng mang lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc?
- A. trồng cây lương thực.
- B. trồng cây công nghiệp.
- C. khai thác và chế biến gỗ.
- D. du lịch.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 336136
Cho biết ở hoang mạc đối tượng nào được sử dụng làm phương tiện di chuyển đặc trưng của con ngườ?
- A. tuần lộc.
- B. lạc đà.
- C. ô tô.
- D. xe thồ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 336139
Hãy cho biết các loài vật nuôi nào là chủ yếu ở hoang mạc?
- A. trâu, bò.
- B. dê, cừu, lạc đà.
- C. lợn, gà.
- D. gia cầm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 336141
Ở khu vực hoang mạc thì hoạt động kinh tế nào của con người là chủ yếu?
- A. chăn nuôi du mục.
- B. du lịch.
- C. khai khoáng.
- D. trồng trọt.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 336142
Châu lục hầu như không có hoang mạc trên thế giới là?
- A. châu Phi.
- B. châu Á.
- C. châu Mĩ.
- D. châu Âu.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 336144
Đâu không là cơ chế giúp các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc?
- A. hạn chế sự thoát hơi nước.
- B. tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng.
- C. rút ngắn thời kì sinh trưởng.
- D. kéo dài thời kì sinh trưởng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 336145
Hãy cho biết vùng nào của nước ta thực tế được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?
- A. duyển hải Nam Trung Bộ.
- B. đồng bằng sông Hồng.
- C. đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 336146
Hãy giải thích tại sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?
- A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.
- B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.
- C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.
- D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 336148
Cho biết hiện nay đâu là hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh?
- A. băng tan ở hai cực.
- B. mưa axit.
- C. bão tuyết.
- D. khí hậu khắc nghiệt
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 336153
Em hãy cho biết ở đới lạnh, khu vực nào có Mặt Trời di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền?
- A. Vòng cực Bắc (Nam).
- B. Cực Bắc (Nam).
- C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800
- D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 336156
Hãy cho biết đặc điểm nào không được xem là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?
- A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.
- B. Nhiệt độ trung bình luôn dưới – 100C
- C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).
- D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 336158
Đâu là nguyên nhân chính khiến cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?
- A. Do con người dùng tàu phá băng
- B. Do Trái Đất đang nóng lên
- C. Do nước biển dâng cao.
- D. Do ô nhiễm môi trường nước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 336167
Hãy cho biết đâu là thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh?
- A. rừng rậm nhiệt đới.
- B. xa van, cây bụi.
- C. rêu, địa y.
- D. rừng lá kim.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 336170
Chọn phương án đúng: Loại động vật nào không sống ở đới lạnh?
- A. Voi.
- B. Tuần lộc
- C. Hải cẩu
- D. Chim cánh cụt
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 336172
Để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh, đâu không là đặc điểm của động vật ở đới lạnh?
- A. Lông dày.
- B. Mỡ dày.
- C. Lông không thấm nước.
- D. Da thô cứng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 336188
Hãy giải thích nguyên nhân khiến các loài cá voi và nhiều loài thú ở đới lạnh đang có nguy cơ tuyệt chủng?
- A. khí hậu khắc nghiệt, vượt quá giới hạn sinh thái của chúng.
- B. ô nhiễm môi trường.
- C. hiện tượng băng tan ở hai cực.
- D. hoạt động săn bắt quá mức của con người.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 336192
Loại phương tiện nào được sử dụng phổ biến ở khu vực đới lạnh?
- A. lạc đà.
- B. xe trượt.
- C. tàu thuyền.
- D. ô tô.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 336196
Cho biết khu vực nào có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất?
- A. Môi trường đới nóng.
- B. Môi trường đới ôn hòa.
- C. Môi trường hoang mạc.
- D. Môi trường đới lạnh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 336200
Cho biết hiện nay vấn đề nào đang là chủ đề bức xúc ở khu vực đới lạnh?
- A. Khí hậu – Tài nguyên.
- B. Tài nguyên – Nhân lực.
- C. Nhân lực – Khoa học.
- D. Khoa học – Môi trường.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 336204
Vấn đề nào hiện nay cần được cải thiện ở khu vực đới lạnh?
- A. Thiếu nhân lực, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý
- B. Nguy cơ tuyệt chủng động vật quý và nguồn tài nguyên giàu có
- C. Ô nhiễm môi trường, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý
- D. Thiếu nhân lực, môi trường bị ô nhiễm
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 336221
Cho biết đâu là địa bàn cư trú của các dân tộc sống bàng nghề săn bắt?
- A. Bắc Âu và Bắc Mĩ.
- B. Bắc Mĩ và đảo Grơn-len.
- C. Bắc Á và Bắc Âu.
- D. Bắc Âu và đảo Grơn-len.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 336222
Xác định đâu là hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc?
- A. Chăn nuôi tuần lộc, cừu và dê.
- B. Đánh bắt cá và nuôi tuần lộc.
- C. Săn thú có lông và chăn nuôi cừu, đánh bắt cá.
- D. Trồng các cây ăn quả ôn đới.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 336223
Xác định đâu là các nguồn tài nguyên ở đới lạnh?
- A. Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản.
- B. Hải sản, các loài bò sát, côn trùng.
- C. Thú có lông quý, các loài thủy sản.
- D. Băng tuyết, các loài chim.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 336224
Cho biết cây lúa nước, đậu tương, bông được trồng chủ yếu tại vùng khí hậu nào?
- A. vùng Địa Trung Hải.
- B. vùng cận nhiệt đới gió mùa.
- C. vùng ôn đới hải dương.
- D. vùng hoang mạc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 336225
Xác định đâu là mặt hàng nông sản xuất khẩu rất nổi tiếng của các nước ôn đới?
- A. lúa gạo, ngô, thịt lợn, thịt bò.
- B. hoa quả nhiệt đới, lúa mì, thịt bò, lông cừu.
- C. lúa mì, ngô, thịt gà, thịt lợn.
- D. lúa mì, ngô, thịt bò, sữa, lông cừu.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 336226
Xác định hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính ở đới ôn hòa?
- A. hộ gia đình và hợp tác xã.
- B. trang trại và nông trường quốc doanh.
- C. hộ gia đình và trang trại.
- D. hợp tác xã và nông trường quốc danh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 336228
Hãy cho biết rượu vang nổi tiếng ở vùng có khí hậu?
- A. Địa Trung Hải.
- B. Cận nhiệt đới gió mùa.
- C. Ôn đới hải dương.
- D. Hoang mạc ôn đới.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 336229
Xác định đâu là biện pháp góp phần lớn vào việc giảm sức ép của đô thị hóa ở lãnh thổ phía đông Trung Quốc?
- A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện ở phía tây.
- B. Xây dựng tuyến đường sắt đông – tây.
- C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ phía tây.
- D. Xuất khẩu lao động sang các nước khác.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 336230
Cho biết đâu không là biện pháp quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” của các nước đới ôn hòa?
- A. Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
- B. Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
- C. Mở rộng diện tích các đô thị để tăng thêm sức chứa dân cư.
- D. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 336231
Xác định đâu không phải là nét đặc trưng của các đô thị ở đới ôn hòa?
- A. Trình độ đô thị hóa cao.
- B. Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- C. Nhiều đô thị mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi hoặc chùm đô thị.
- D. Lối sống đô thị bắt đầu được phổ biến rộng rãi hơn.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 336233
Hãy cho biết biện pháp nào góp phần lớn vào việc giảm sức ép của đô thị hóa ở lãnh thổ phía đông Trung Quốc?
- A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện ở phía tây.
- B. Xây dựng tuyến đường sắt đông – tây.
- C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ phía tây.
- D. Xuất khẩu lao động sang các nước khác.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 336234
Xác định đâu không là biện pháp quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” của các nước đới ôn hòa?
- A. Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
- B. Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
- C. Mở rộng diện tích các đô thị để tăng thêm sức chứa dân cư.
- D. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 336236
Cho biết đâu là đặc điểm của khí hậu môi trường Địa Trung Hải?
- A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
- B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
- C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
- D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 336238
Xác định đâu là thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông?
- A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
- B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
- C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
- D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 336239
Cho biết khu vực môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa?
- A. Môi trường ôn đới hải dương.
- B. Môi trường ôn đới lục địa.
- C. Môi trường hoang mạc.
- D. Môi trường địa trung hải.