Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 349551
Hãy cho biết trong những khu dân cư gần đường cao tốc thường xuyên phải nghe thấy tiếng còi xe, tiếng động cơ của các phương tiện giao thông. Như vậy, để giảm tiếng ồn cần phải làm giảm lượng âm thanh truyền đến nhà bằng cách cho âm phản xạ ngược trở lại. Chọn phương án nào không đúng?
- A. Trồng nhiều cây xanh trước nhà.
- B. Làm tường nhà thấp, nhiều lỗ hở.
- C. Làm tấm chắn bằng kim loại ở ven đường cao tốc.
- D. Làm tường nhà cao, kín và nhẵn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 349552
Chọn phương án trả lời đúng nhất: Xe lửa là một phương tiện giao thông rất thuận lợi, nhưng nó cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn khi đi qua vùng động dân cư. Để khắc phục tình trạng này một học sinh lớp 7 đã có những đề xuất sau: Hãy chọn phương án tốn kém và khó thực hiện nhất.
- A. Dời đường xe lửa ra khỏi khu dân cư.
- B. Dời khu dân cư ra khỏi đường xe lửa.
- C. Dùng tàu điện ngầm dưới lòng đất.
- D. Nâng cao đường ray xe lửa cho xe chạy trên cao.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 349553
Cho tình huống: Khi cả nhà đang xem ti vi ở nhà bỗng nghe thấy tiếng chó sủa dữ dội làm ảnh hưởng đến việc xem phim của gia đình. Sau khi xem điều gì xảy ra thì bé Mai khẳng định là có ai đó đã mở khóa cổng của nhà và bé đã ra khóa cổng lại. Theo em tiếng chó sủa khi nãy có phải là ô nhiễm tiếng ồn không. Hãy chọn kết luận đúng.
- A. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì tiếng ồn của chó sủa có độ to không quá lớn.
- B. Đúng là ô nhiễm tiếng ồn.
- C. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì đây là tiếng ồn có ảnh hưởng tốt.
- D. Cả 3 phương án đúng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 349554
Xác định: Trường hợp nào sau đây không phải là ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Tiếng ồn từ chợ
- B. Tiếng hát từ phòng karaoke.
- C. Loa phóng thanh hướng vào nhà.
- D. Tiếng sét đánh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 349555
Em hãy cho biết: Âm thanh nào không phải là ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Tiếng các bạn thì thầm trao đổi bài
- B. Tiếng khoan bê tông
- C. Tiếng còi xe máy kéo dài giữa trưa
- D. Tiếng họp chợ gần trường học
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 349556
Cho biết: Một khu giải trí karaoke nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây là?
- A. Quy định giờ hoạt động của quán karaoke như không quá 11 giờ đêm
- B. Xây phòng cách âm, treo rèm
- C. Trồng cây xanh quanh khu vực quán karaoke
- D. Cả ba dáp án trên
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 349557
Chọn đáp án đúng: Tại sao khi đi guốc gỗ trên cầu thang có lát gạch hoa ta nghe thấy âm thanh to hơn khi đi bằng dép cao su?
- A. Vì dép cao su là vật liệu hấp thụ âm tốt do đó âm phát ra đã bị hấp thu
- B. Vì guốc gỗ cứng là vật liệu truyền âm và phản xạ âm tốt do đó mà âm phát ra to hơn
- C. Vì dép cao su là vật liệu đàn hồi, mềm nên phản xạ âm kém không tạo thành tiếng vang
- D. A, B và C đều đúng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 349558
Cho tình huống: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc là:
- A. 2 Hz
- B. 2s
- C. 0,5 Hz
- D. 0,5 s
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 349559
Cho biết: Người nghệ sĩ gõ vào thanh trúc trên đàn tơrưng. Ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật nào đã phát ra âm thanh?
- A. Thanh gõ.
- B. Lớp không khí xung quanh thanh gõ.
- C. Các ống trúc.
- D. Các thanh đỡ của đàn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 349560
Chọn phương án đúng: Trường hợp nào được gọi là nguồn âm?
- A. Nước suối chảy.
- B. Mặt trống khi được gõ.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 349561
Khi ta gõ tay xuống mặt bàn, thì ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
- A. Mặt bàn dao động phát ra âm
- B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm
- C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm
- D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 349562
Cho biết: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?
- A. Tay bấm dây đàn.
- B. Tay gảy dây đàn
- C. Hộp đàn.
- D. Dây đàn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 349563
Cho biết: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống.Vật nào dao động phát ra âm?
- A. Tay bác bảo vệ.
- B. Mặt trống
- C. Dùi trống
- D. Không khí xung quanh mặt trống.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 349564
Chọn phương án đúng: Vật nào sau không được gọi là nguồn âm?
- A. Dây đàn dao động.
- B. Mặt trống dao động.
- C. Chiếc sáo đang để trên bàn
- D. Âm thoa dao động
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 349565
Hãy cho biết: Để tránh được tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước?
- A. Nhỏ hơn 11,5m
- B. Lớn hơn 11,5m
- C. Nhỏ hơn 11,35m
- D. Lớn hơn 11,35m
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 349566
Cho biết đặc điểm của một vật khi phát ra âm thanh là?
- A. Đứng yên
- B. Dao động
- C. Phát âm
- D. Im lặng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 349567
Chọn phương án đúng: Trường hợp nào có thể phát ra âm thanh?
- A. Một vật đang chuyển động thẳng đều
- B. Một vật đang đứng yên
- C. Một vật đang dao động
- D. Một vật đang chuyển động trên đường tròn
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 349568
Cho biết: Cây sáo phát ra âm thanh khi thổi vào nó là bởi vì?
- A. Cột không khí trong sáo dao động và phát ra âm thanh
- B. Thân sáo dao động và phát ra âm thanh
- C. Cột không khí trong ống sao đứng yên tạo ra âm thanh
- D. Thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 349569
Em hãy cho biết: Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát được ra khi nào?
- A. Ngay khi gõ vào âm thoa
- B. Khi âm thoa dao động
- C. Khi âm thoa thôi không dao động
- D. Không có âm thanh
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 349570
Chọn đáp án đúng: Âm thanh được phát ra trong trường hợp?
- A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu
- B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn
- C. Cái trống để trong sân trường
- D. Cái còi trọng tài bóng đá đang đeo ở cổ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 349578
Chọn đáp án đúng: Em hãy tính tần số dao động của một con lắc biết rằng nó thực hiện được 180 dao động trong thời gian 1 phút.
- A. 6 Hz
- B. 2 Hz
- C. 3 Hz
- D. 4 Hz
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 349579
Chọn phương án đúng: Để biết được khi bay, ruồi, muỗi hay ông vỗ cánh nhanh hơn, người ta cần?
- A. Đếm số lần vỗ cánh của ruồi, muỗi hay ông trong một khoảng thời gian nhất định.
- B. Căn cứ vào độ to của các âm do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
- C. Căn cứ vào độ cao của các âm do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
- D. Căn cứ vào cả độ cao và độ to do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 349580
Chọn đáp án đúng: Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen... có tác dụng gì là chủ yếu?
- A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.
- B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
- C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.
- D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 349581
Cho bài toán: Vật A trong 20 giây dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây dao động được 300 lần. Tính tần số dao động của hai vật
- A. 20Hz; 10Hz
- B. 10Hz; 10Hz
- C. 20Hz; 30Hz
- D. 20Hz; 20Hz
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 349582
Cho biết sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Hình dạng nhạc cụ
- B. Vẻ đẹp nhạc cụ
- C. Kích thước của nhạc cụ
- D. Tần số của âm phát ra
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 349583
Cho trường hợp: Một công nhân gõ mạnh búa xuống đường ray. Cách đó 880 m, một người quan sát áp tai vào đường ray và nghe thấy tiếng búa truyền trong đường ray đến tai mình. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong thép là 5100 m/s.
- A. 2,415s
- B. 2,145s
- C. 2,541s
- D. 0,5s
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 349584
Cho bài toán: Đặt một nguồn âm ngay trên mặt nước, một người đứng trên bờ cách nguồn âm 1,5 km và một người ở dưới nước cách nguồn âm 1,5 km. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s.
- A. 0,5s
- B. 1s
- C. 1,5s
- D. 2s
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 349585
Cho bài toán: Bạn An làm thí nghiệm như sau: Lấy một ống thép dài 30,5 m, bạn An dùng búa gõ vào một đầu ống còn bạn Bình áp sát tai của mình vào đầu kia của ống. Tính khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy hai tiếng gõ đó. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong thép là 6100 m/s
- A. 0,0085s
- B. 0,085s
- C. 0,0075s
- D. 0,075s
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 349586
Cho tình huống: Bạn Tài đang đứng bên bờ sông, thấy một người đang ở trên một chiếc thuyền đánh cá. Người đó dùng tay chèo gõ vào mạn thuyền, bạn Tài dùng đồng hồ bấm giây thì thấy khoảng thời gian kể từ khi người đánh cá gõ tay chèo vào mạn thuyền đến khi nghe được tiếng gõ là 0,5 giây. Hỏi khoảng cách từ bạn Tài đến người đánh cá là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm truyền trong không khí là 340 m/s
- A. 120m
- B. 130m
- C. 150m
- D. 170m
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 349587
Cho biết có vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Trong các khoảng cách từ nguồn âm đến mặt chắn dưới đây, khoảng cách nào có tiếng vang?
- A. Nhỏ hơn 10m
- B. 12m
- C. 20m
- D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 349588
Hãy cho biết: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340m/s
- A. 11,35m
- B. 22,67m
- C. 34m
- D. 5100m
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 349589
Cho biết: Một con tàu thám hiểm trên mặt biển phát ra siêu âm mất 1,5 giây sau mới nhận được siêu âm phản xạ. Hỏi độ sâu của đáy biển là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm của nước biển là 1500m/s
- A. 1500m
- B. 1125m
- C. 2250m
- D. Một giá trị khác
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 349590
Chọn phương án trả lời đúng: Thời gian kể từ lúc thấy được ánh chớp cho đến khi nghe được tiếng sấm là 1,5 giây. Khoảng cách từ vị trí tia chớp đến mắt ta là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
- A. 310 m
- B. 410 m
- C. 510 m
- D. 610 m
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 349591
Ta xét trong một môi trường có cứ 5 giây thì âm thanh truyền đi được 7,5 km. Hỏi âm thanh đó đã truyền đi trong môi trường nào?
- A. Đường ray xe lửa
- B. Thủy tinh
- C. Không khí
- D. Nước
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 349592
Cho trường hợp: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt cách đó 1056 m, một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 3s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là v1 = 330 m/s thì tốc độ truyền âm v2 trong đường sắt là bao nhiêu?
- A. 6100 m/s
- B. 621 m/s
- C. 5280 m/s
- D. 1700 m/s
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 349593
Hãy cho biết khi một tàu thăm dò biển, khi phát một siêu âm xuống nước sau 5 giây nhận lại được tín hiệu phản hồi từ đáy biển. Biết vận tốc truyền âm của nước là 1500m/s. Khi đó biển có độ sâu là:
- A. 2250 (m)
- B. 3750 (m)
- C. 2750 (m)
- D. 1750 (m)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 349594
Cho biết một người đứng cách vách đá 15 m và kêu to. Thông tin nào là đúng?
- A. Người ấy không nghe được tiếng vang
- B. Người ấy nghe được tiếng vang rất nhỏ
- C. Người ấy nghe được tiếng vang rất to
- D. Hoàn toàn không có phản xạ âm
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 349595
Cho biết rằng: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,5 giây. Tính độ sâu của đáy biển, biết vận tốc siêu âm trong nước là 1500 m/s.
- A. 1125 m.
- B. 2225 m.
- C. 1025 m.
- D. 2125 m.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 349596
Em hãy tính độ sâu của đáy biến biết: Để đo độ sâu của đáy biển, người ta ứng dụng sự phản xạ của sóng âm. Cho biết tốc độ của sóng âm trong nước biển là 1500 m/s, thời gian kể từ lúc phát sóng ra đến lúc nhận sóng phản xạ 4 giây.
- A. 3000 m
- B. 200 m
- C. 300 m
- D. 2000 m
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 349597
Cho bài toán: Một người đứng cách một vách núi hét thật to. Sau 0,25 giây người đó nghe được tiếng vang của chính mình vọng lại. Hỏi người đó đứng cách vách núi bao xa?
- A. 42,5 m
- B. 22,5 m
- C. 32,5 m
- D. 12,5 m