Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 347732
Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)?
- A. Khai chỗ yếu của địch.
- B. Thực hiện tiên phát chế nhân.
- C. Chủ trương lấy nhiều đánh ít.
- D. Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 347737
Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo lại đòi thay đổi và tổ chức lại Giáo hội?
- A. Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để loại bỏ lợi ích của giai cấp tư sản.
- B. Giáo hội không đáp ứng những nguyện vọng của giai cấp tư sản.
- C. Giai cấp phong kiến và giáo hội phản bội lại quyền lợi của giai cấp tư sản.
- D. Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần và cản trở sự phát triển của tư sản.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 347738
Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn gợi nhớ đến chiến thắng vang dội nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
- A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
- B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40).
- C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545).
- D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 347742
Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu dựa vào ngành nghề gì?
- A. Công nghiệp.
- B. Nông nghiệp.
- C. Thủ công nghiệp.
- D. Thương nghiệp.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 347744
Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?
- A. Năm 1075.
- B. Năm 1076.
- C. Năm 1077.
- D. Năm 1078.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 347747
Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
- A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
- B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
- C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
- D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 347749
Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì?
- A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
- B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại.
- C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.
- D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 347753
Đặc điểm cơ bản nhất của tình hình chính trị cuối thời Ngô là gì?
- A. Đất nước ổn định, độc lập, tự chủ
- B. Nhà Ngô tiến hành cải cách bộ máy quan lại
- C. Nhà Ngô tiến hành cải cách hành chính
- D. Nội bộ lục đục, không quản được chiều chính, đất nước bị chia cắt
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 347755
Sự suy thoái của xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh không phản ánh qua biểu hiện nào sau đây?
- A. Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân.
- B. Sự suy đồi đạo đức trong xã hội.
- C. Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề.
- D. Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 347758
Tại sao nói: văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, tự hào dân tộc?
- A. Thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của vua quan thời Trần.
- B. Phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân.
- C. “Hịch tướng sĩ” được xem là tác phẩm tiêu biểu nhất.
- D. Văn học chữ Hán có sự suy giảm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 347760
Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
- A. Nguyễn Phi Khanh.
- B. Trần Quốc Tuấn.
- C. Trần Khánh Dư.
- D. Chu Văn An.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 347763
Hai chữ “Sát Thát” có nghĩa là gì?
- A. Chiến thắng.
- B. Quyết tâm.
- C. Giết giặc Nguyên.
- D. Giết giặc Mông Cổ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 347764
Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì sao?
- A. sợ mất lòng vua Tống.
- B. để bảo toàn lực lượng của mình.
- C. để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo cả dân tộc.
- D. muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 347765
Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành?
- A. Đại Việt.
- B. Đại Cồ Việt.
- C. Đại Ngu.
- D. Đại Nam.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 347769
Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là gì?
- A. Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
- B. Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình.
- C. Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- D. Chiến thuật công tâm độc đáo.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 347771
Tại sao các nhà sư thời Đinh - Tiền Lê lại được trọng dụng?
- A. Quan lại chưa có nhiều.
- B. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, phần lớn người có học là các nhà sư.
- C. Các nhà sư đều là những người có quyền lực lớn.
- D. Được nhân dân ủng hộ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 347774
Kế sách “vườn không nhà trống” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây?
- A. Chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
- B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý.
- C. Chống quân xâm lược Minh.
- D. Chống quân xâm lược Nam Hán.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 347777
Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những ai?
- A. Nông nô và lãnh chúa.
- B. Bình dân thành thị.
- C. Thợ thủ công và thương nhân.
- D. Nông dân và thợ thủ công.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 347781
Vương quốc Lan Xang bước vào thời kì thịnh vượng ở các thế kỉ nào?
- A. Thế kỉ X - XV.
- B. Thế kỉ IX – XV.
- C. Thế kỉ XII – XV.
- D. Thế kỉ XV – XVII.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 347784
Điểm giống nhau giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn là gì?
- A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.
- B. Đều theo đạo Hồi.
- C. Đều là các vương triều ngoại tộc.
- D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 347789
Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là trận đánh nào?
- A. Trận Bạch Đằng năm 981.
- B. Trận đánh châu Ung ( 10/1075).
- C. Trận Như Nguyệt (1077).
- D. Trận đánh châu Khâm và châu Liêm (10/1075).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 347792
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp dưới thời Đinh – Tiền Lê?
- A. Mở rộng buôn bán với nhà Tống.
- B. Tổ chức Lễ cày Tịch điền.
- C. Khai khẩn đất hoang.
- D. Chú trọng thủy lợi.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 347794
Người Khmer thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì?
- A. Vương quốc Chân Lạp.
- B. Vương quốc Lan Xang.
- C. Vương quốc Pa-gan.
- D. Vương quốc Ăng-co.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 347797
"Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần?
- A. Trần Bình Trọng.
- B. Trần Thủ Độ.
- C. Trần Quốc Tuấn.
- D. Trần Quốc Toản.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 347801
Năm 1344, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa.
- B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang.
- C. Khởi nghĩa của Nguyễn Kỵ - ở Nông Cống.
- D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 347803
Tại sao nói từ sau thế kỉ VI Ấn Độ luôn trong tình trạng bị phân tán và chia rẽ?
- A. Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
- B. Lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn, chia thành nhiều vùng để dễ quản lí.
- C. Ấn Độ thường xuyên mất mùa, đói kém, dân phải phiêu tán.
- D. Các nước xâm lược Ấn Độ chia nhau khu vực kiểm soát.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 347805
Hãy điền vào dấu chấm:
Theo Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên …….(1)….. không bằng đem quân …..(2)…… để chặn …..(3)…… của giặc”. Đây được coi là cuộc tấn công để ….(4)…. chứ không phải …(5)……Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước, khẩn trương …..(6)….. đối phó với quân xâm lược Tống.
- A. (1) đợi giặc, (2) phân tán, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) xây dựng phòng tuyến
- B. (1) chống giặc, (2) giảng hòa, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng
- C. (1) chống giặc, (2) rút lui, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng
- D. (1) đợi giặc, (2) đánh trước, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 347808
Một trong những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì?
- A. Quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước.
- B. Đưa ra nhiều chủ trương, kế sách đúng đắn.
- C. Viết bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”.
- D. Thương lượng với kẻ thù vì lợi ích quốc gia.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 347811
Vua Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm ở Yên Mô-Ninh Bình vào năm nào?
- A. Vào năm 1054.
- B. Vào năm 1056.
- C. Vào năm 1051.
- D. Vào năm 1061.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 347813
Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?
- A. Lý Thái Tổ.
- B. Lý Nhân Tông.
- C. Lý Thánh Tông.
- D. Lý Thái Tông.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 347815
Việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì quan trọng?
- A. Đưa đất nước bước vào thời phát triển thịnh đạt.
- B. Đất nước tạm thời ổn định.
- C. Củng cố nền độc lập, chống lại âm mưu kẻ thù.
- D. Dẹp loạn các sứ quân, thống nhất đất nước.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 347817
Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?
- A. Nô lệ và nông dân.
- B. Nông dân bị mất ruộng đất.
- C. Tù binh chiến tranh.
- D. Nô lệ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 347819
Ý nào sau đây phản ánh đúng về tình hình các nước phương Tây từ thế kỉ XV – XVI?
- A. Chế độ phong kiến châu Âu bước vào giai đoạn suy vong.
- B. Chế độ phong kiến châu Âu phát triển thịnh đạt.
- C. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới.
- D. Các nước tăng cường xâm lược để mở rộng thuộc địa.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 347821
Sự phát triển thủ công nghiệp dưới thời Trần không mang đặc điểm nào sau đây?
- A. Thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng.
- B. Xuất hiện các phường nghề trong cả nước.
- C. Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển.
- D. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 347823
Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là gì?
- A. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.
- B. Nhà nước thực hiện giảm lao dịch.
- C. Nhà nước cho binh lính về quê sản xuất.
- D. Áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác vào sản xuất.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 347826
Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua là?
- A. Lê Long Việt.
- B. Vạn Hạnh.
- C. Lý Khánh Văn.
- D. Lê Long Đĩnh.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 347829
Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của triều Tiền Lê?
- A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng của nhà Đinh, thể hiện sức mạnh của nhà Tống.
- B. Thể hiện ý chí chống ngoại xâm và truyền thống bảo vệ đất nước trước quân Nam Hán.
- C. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập.
- D. Giữ vững nền độc lập, thể hiện ý chí quyết tâm chống xâm lược, chứng tỏ bước phát triển mới của dân tộc.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 347831
Tên gọi nước ta thời Lý - Trần là gì?
- A. Văn Lang.
- B. Đại Cồ Việt.
- C. Đại Việt.
- D. Đại Ngu.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 347834
Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
- A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
- B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
- C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
- D. Quý tộc và thương nhân.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 347837
Phong trào Văn hoá Phục Hưng mang tính chất nào dưới đây?
- A. Tính chất vô sản.
- B. Tính chất tư sản.
- C. Tính chất phong kiến.
- D. Tính chất dân chủ.