Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 450844
Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Mĩ
- D. Nhật
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 450846
Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?
- A. Mĩ, Anh
- B. Mĩ, Liên Xô
- C. Anh, Pháp
- D. Liên Xô, Anh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 450848
Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm
- A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
- B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
- C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng
- D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 450850
Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
- A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
- B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 450852
Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?
- A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.
- B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.
- C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 450855
Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
- A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
- B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
- C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.
- D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 450858
Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”.
- B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.
- C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.
- D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 450860
Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là
- A. Mĩ
- B. Liên Xô.
- C. Trung Quốc.
- D. Nhật Bản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 450863
Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.
- B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.
- C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.
- D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 450865
Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có Liên Xô và Mĩ?
- A. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
- B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
- C. Cuộc khủng hoảng thừa.
- D. Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 450869
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại mang đến hậu quả nghiêm trọng gì đối với Liên Xô?
- A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- B. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã hoàn toàn.
- C. Chế độ xã hội chủ nghĩa hoan toàn thất bại ở Đông Âu.
- D. SEV và Vacsava buộc phải chấm dứt hoạt động.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 450874
Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
- A. là một tổn thất nặng nề đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
- B. minh chứng không thể đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
- C. dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
- D. tăng cường sức mạnh và sự chi phối của chủ nghĩa đế quốc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 450875
Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là
- A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
- B. Cải tổ hệ thống chính trị.
- C. Cải tổ xã hội.
- D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 450879
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
- A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
- B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
- D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 450881
Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã
- A. Phát triển ở một mức độ nhất định.
- B. Phát triển vượt bậc, không gì so sánh được.
- C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
- D. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 450883
Ngày 1-10-1949, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Nam Kinh được giải phóng
- B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan
- C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
- D. Bắc Kinh được giải phóng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 450886
Nhân tố nào sau đây không tác động tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
- A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước
- B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
- C. Xu thế liên kết khu vực
- D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 450888
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
- A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh
- B. Sự can thiệp trở lại của các nước đế quốc.
- C. Di hại của chủ nghĩa thực dân cũ để lại.
- D. Ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh nóng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 450891
Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?
- A. Braxin, Áchentina, Mêhicô
- B. Braxin, Mêhicô, Chilê
- C. Braxin, Áchentina, Côlômbia
- D. Mêhicô, Áchentina, Cuba
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 450893
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô?
- A. Thực hiện chiến lược toàn cầu.
- B. Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập.
- C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
- D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 450895
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm
- A. Năm 1957
- B. Năm 1961
- C. Năm 1947
- D. Năm 1949
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 450897
Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ra đời với mục đích chính là
- A. Tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
- B. Tăng cường sức mạnh của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- C. Duy trì hòa bình, an ninh châu Âu, củng cố sức mạnh của các nước Xã hội chủ nghĩa.
- D. Đối phó với khối quân sự NATO do Mĩ thành lập.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 450898
Thông qua thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô và thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc không để lại bài học gì cho Việt Nam?
- A. Cách cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
- B. Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- C. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- D. Thực hiện triệt để chế độ dân chủ công khai.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 450900
Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
- A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
- B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.
- C. Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội.
- D. Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 450902
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
- A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
- B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.
- D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 450906
Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?
- A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
- C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia
- D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 450907
Xác định nội dung chứng minh Liên Xô là cường quốc công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới vào đầu những năm 70 thế kỉ XX
- A. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình hàng năm của Liên Xô đạt trên 90%
- B. Sản lượng công nghiệp Liên Xô vượt 73% so với trước chiến tranh thế giới thứ hai
- C. Sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới
- D. Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng nhà máy điện nguyên tử
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 450910
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
- A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh
- B. Sự khác biệt về trình độ phát triển
- C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng
- D. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 450913
Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
- A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
- B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- D. Chuyển sang nền kinh tế thị trường
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 450915
Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?
- A. 2014
- B. 2015
- C. 2016
- D. 2017
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 451003
Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay?
- A. Cần có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực
- B. Cần phải xóa bỏ triệt để chế độ phân biệt chủng tộc
- C. Cần phải phân định lại đường biên giới cho phù hợp
- D. Cần phải loại bỏ các phần tử khủng bố ở khu vực
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 451005
Hạn chế trong hoạt động của khối SEV là
- A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
- B. Phối hợp giữa các nước thành viên, kéo dài sự phát triển kinh tế.
- C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
- D. “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kỉnh tế thế giới.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 451007
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
- A. Tháng 5/1995
- B. Tháng 6/1995
- C. Tháng 7/1995
- D. Tháng 8/1995
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 451009
Câu nói nổi tiếng nào của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ Việt Nam năm 1972?
- A. “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.
- B. “Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra”.
- C. “Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam- Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ”.
- D. “Việt Nam - lương tri của thời đại”.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 451011
Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
- A. Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực
- B. Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN
- C. ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh
- D. ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 451012
Nhân tố nào sau đây không tác động tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
- A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước
- B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
- C. Xu thế liên kết khu vực
- D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 451014
Tại sao nói: Cuộc đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu ở châu Phi còn gian khổ, lâu dài hơn cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do?
- A. Châu Phi gặp nhiều khó khăn kéo dài trong công cuộc xây dựng đất nước.
- B. Châu Phi vừa đấu tranh giành độc lập vừa xây dựng đất nước.
- C. Liên minh châu Âu (AU) không giải quyết triệt để khó khăn trước mắt.
- D. Tàn dư của chủ nghĩa thực dân vẫn còn tồn tại ở châu Phi.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 451016
Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
- A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập
- B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập
- C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ
- D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 451018
Tình hình của Liên Xô sau CTTGT II như thế nào?
- A. Được hưởng nhiều quyền lợi.
- B. Không bị thiệt hại trong chiến tranh.
- C. Bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế phát triển chậm lại tới 10 năm.
- D. Câu A và B đúng
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 451020
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với mục đích
- A. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu.
- B. Tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
- C. Đối phó với chính sách bao vây của các nước phương Tây.
- D. Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.