Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 404409
Lịch sử là gì?
- A. Là khoa học dự đoán về tương lai.
- B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
- C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 404412
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
- A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
- B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
- C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
- D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 404414
Nhận thức lịch sử là gì?
- A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
- B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
- C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
- D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 404415
Sử học là gì?
- A. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
- B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- C. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
- D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 404417
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
- A. quá trình hình thành và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất.
- B. sự ra đời và chu kì vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- C. cuộc sống hiện tại và trong tương lai của xã hội loài người.
- D. quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 404418
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau: “…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
- A. Sử học.
- B. Lịch sử.
- C. Tri thức lịch sử.
- D. Hiện thực lịch sử.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 404420
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
- A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
- B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.
- C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
- D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 404421
Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?
- A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
- B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.
- C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.
- D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 404422
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?
- A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.
- B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
- C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.
- D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 404425
Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
- A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
- D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 404428
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?
- A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
- B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ.
- C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người.
- D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 404429
Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì
- A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.
- B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
- C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.
- D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 404432
Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
- A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.
- B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.
- C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.
- D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 404435
Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là
- A. các hành tinh.
- B. các sinh vật trên Trái Đất.
- C. xã hội loài người.
- D. các hiện tượng tự nhiên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 404436
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
- A. Cung cấp tri thức về sự hình thành và phát triển của các ngành.
- B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên môn của các ngành khoa học.
- C. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 404438
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
- A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
- B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
- C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
- D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 404440
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
- A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
- B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
- C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
- D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 404442
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
- B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
- C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
- D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 404444
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
- B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
- C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
- D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 404445
Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là
- A. tự nhiên.
- B. các di sản.
- C. con người.
- D. khí hậu.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 404446
Các chức năng của Sử học bao gồm
- A. khoa học, xã hội và giáo dục.
- B. khách quan, trung thực và khoa học.
- C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
- D. trung thực, khoa học và giáo dục.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 404447
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
- A. Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
- B. Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
- C. Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người.
- D. Giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 404450
Trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
- A. Tiến bộ, toàn diện, cụ thể, chủ quan và trung thực.
- B. Trung thực, tiến bộ, phiến diện và khách quan.
- C. Khách quan, chủ quan, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
- D. Khách quan, trung thực, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 404454
Sử liệu là gì?
- A. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
- B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
- C. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
- D. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 404455
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
- A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
- B. Sử liệu thành văn và sử liệu hiện vật.
- C. Sử liệu truyền miệng và sử liệu hiện vật.
- D. Sử liệu đa phương tiện và sử liệu viết.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 404457
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
- A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
- B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
- C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
- D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 404459
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
- A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
- B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
- C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
- D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 404461
Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
- A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
- B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
- C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
- D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 404464
Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
- A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
- B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
- C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
- D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 404465
Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?
- A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.
- B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.
- C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.
- D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 404467
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
- A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
- B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.
- C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.
- D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 404469
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?
- A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
- B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
- C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
- D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 404470
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
- A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.
- B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.
- C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.
- D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 404472
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
- A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.
- B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.
- C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
- D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 404473
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
- A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.
- B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.
- C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.
- D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 404475
Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
- A. EU.
- B. UN.
- C. APEC.
- D. UNESCO.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 404477
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
- A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
- B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
- C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
- D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 404478
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
- A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
- B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
- C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
- D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 404480
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
- A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
- B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
- C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
- D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 404483
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
- A. Cung cấp ý tưởng cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
- B. Quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
- C. Cung cấp chất liệu cốt lõi cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
- D. Thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.