Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 404247
Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là
- A. quỹ đạo chuyển động của Trái đất.
- B. tốc độ ánh sáng trong chân không.
- C. sự tiến hóa của loài người.
- D. sự biến đổi của các chất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 404248
Nguyên tử gồm
- A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
- B. hạt nhân chứa proton, electron.
- C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron.
- D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chứa proton.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 404250
Cho các nguyên tử sau: A (Z = 8, A = 16), B (Z = 9, A = 19), C (Z = 8, A = 17), D (Z = 7, A = 17). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
- A. nguyên tử A và nguyên tử B.
- B. nguyên tử C và nguyên tử D.
- C. nguyên tử A và nguyên tử C.
- D. nguyên tử B và nguyên tử C.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 404252
Một nguyên tử có chứa 11 electron và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử này là
- A. \({}_{{\rm{23}}}^{{\rm{11}}}{\rm{Na}}\)
- B. \({}_{12}^{23}{\rm{Na}}\)
- C. \({}_{{\rm{23}}}^{{\rm{12}}}{\rm{Na}}\)
- D. \({}_{11}^{23}{\rm{Na}}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 404255
Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton (không chứa neutron). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?
- A. Đây là nguyên tử nặng nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.
- B. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.
- C. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.
- D. Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 404256
Hạt nhân nguyên tử X có chứa 15 proton và 16 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là
- A. 30.
- B. 31.
- C. 32
- D. 46.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 404258
Nguyên tử nitrogen có 7 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
- A. +7.
- B. -7.
- C. 7+.
- D. 7
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 404260
Trong tự nhiên, lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là
- A. 93%.
- B. 7%.
- C. 78%.
- D. 22%.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 404261
Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào
- A. số khối.
- B. điện tích hạt nhân.
- C. nguyên tử khối.
- D. mức năng lượng electron.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 404262
Lớp electron thứ 4 còn được gọi là
- A. Lớp K.
- B. Lớp M.
- C. Lớp N.
- D. Lớp L.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 404263
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 404265
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng
- A. số thứ tự của nhóm.
- B. số thứ tự của chu kì.
- C. số thứ tự của ô nguyên tố.
- D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 404266
Hình ảnh dưới đây chỉ hình dạng của orbital nào?
- A. Orbital s.
- B. Orbital p.
- C. Orbital d.
- D. Orbital f.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 404267
Lớp M chứa số electron tối đa là
- A. 3
- B. 6
- C. 9
- D. 18
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 404268
Cấu hình electron của nguyên tử sulfur (Z = 16) là
- A. 1s22s22p63s23p3.
- B. 1s22s22p63s23p5.
- C. 1s22s22p63s23p4.
- D. 1s22s22p63s23p6.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 404269
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
- A. 12
- B. 13
- C. 11
- D. 14
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 404270
Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là
- A. ô số 6, chu kì 2, nhóm VIA.
- B. ô số 6, chu kì 3, nhóm VIB.
- C. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIB.
- D. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 404272
Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Al thuộc khối nguyên tố
- A. s
- B. p
- C. d
- D. f
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 404273
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất?
- A. Fluorine.
- B. Bromine.
- C. Phosphorus.
- D. Iodine.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 404275
Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
- A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
- B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
- C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
- D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 404276
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
- B. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- C. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- D. Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 404278
X là nguyên tố nhóm IIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
- A. XO.
- B. XO2.
- C. X2O.
- D. X2O2.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 404280
Nguyên tử X có 15 electron ở lớp vỏ. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì nào?
- A. 4
- B. 2
- C. 5
- D. 3
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 404281
Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
- A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20.
- B. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
- C. Hạt nhân của nguyên tử Ca có 20 proton
- D. Nguyên tố Ca là một nguyên tố phi kim.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 404282
Trong các hydroxide dưới đây. Hydroxide lưỡng tính là
- A. Al(OH)3.
- B. Mg(OH)2.
- C. NaOH.
- D. LiOH.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 404285
Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA. Công thức hóa học của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của X là
- A. H2XO3.
- B. HX.
- C. H2XO4.
- D. HXO4.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 404286
Yếu tố nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
- A. Tính kim loại.
- B. Tính acid – base của các hydroxide.
- C. Khối lượng nguyên tử.
- D. Tính phi kim.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 404288
Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là
- A. bán kính nguyên tử.
- B. độ âm điện.
- C. năng lượng ion hóa.
- D. điện tích hạt nhân.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 404289
Độ âm điện là
- A. đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.
- B. đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo thành phân tử.
- C. đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo thành nguyên tử.
- D. đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 404291
Sulfur là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của sulfur là
- A. S2O6.
- B. SO3.
- C. SO6.
- D. SO2.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 404293
Oxide nào sau đây có tính base mạnh nhất?
- A. MgO.
- B. Cl2O7.
- C. SO3.
- D. Na2O.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 404294
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?
- A. H3PO4.
- B. H2SiO3.
- C. H2SO4.
- D. HClO4.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 404295
Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA còn được gọi là
- A. nhóm kim loại kiềm.
- B. nhóm kim loại kiềm thổ.
- C. nhóm halogen.
- D. nhóm nguyên tố khí hiếm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 404298
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
- A. 16
- B. 14
- C. 15
- D. 13
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 404300
Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1. Oxide cao nhất của X có tính chất nào sau đây?
- A. Tính kim loại.
- B. Tính phi kim.
- C. Tính acid.
- D. Tính base.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 404301
Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là
- A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
- B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
- C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
- D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 404303
Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số electron độc thân là
- A. 1
- B. 2
- C. 0
- D. 3
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 404306
Trong tự nhiên, argon có các đồng vị 40Ar, 38Ar, 36Ar chiếm tương ứng khoảng 99,604%, 0,063% và 0,333% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Ar gần nhất với đáp án là
- A. 36,99.
- B. 38,99.
- C. 39,66.
- D. 39,99.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 404311
Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa bao nhiêu electron?
- A. 1 electron.
- B. 2 electron.
- C. 3 electron.
- D. 4 electron.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 404312
Xét ba nguyên tử nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là
X: 1s22s22p63s1
Q: 1s22s22p63s2
Z: 1s22s22p63s23p1
Tính base tăng dần của các hydroxide là
- A. XOH < Q(OH)2 < Z (OH)3.
- B. Z(OH)3 < XOH < Q (OH)2.
- C. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH.
- D. XOH < Z(OH)2 < Q(OH)2.