Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 285053
Chọn câu đúng về tia phản xạ:
- A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
- B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.
- C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
- D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 285054
Chiếu một tia tới SI có hướng nằm ngang lên một gương phẳng treo thẳng đứng như hình 1. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào quanh điểm treo để tia phản xạ có hướng thẳng đứng xuống dưới?
- A. Gương quay sang trái và nghiêng một góc 45° đối với tia tới SI.
- B. Gương quay sang phải 45° đối với tia tới SI.
- C. Gương nghiêng sang trái 30°.
- D. Gương phải nằm ngang.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 285055
Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 120°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
- A. 90°
- B. 75°
- C. 60°
- D. 30°
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 285056
Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 25°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
- A. 30°.
- B. 45°.
- C. 50°.
- D. 25°.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 285057
Phát biểu nào dưới đây về góc phản xạ là đúng?
- A. Góc phản xạ bằng góc tới.
- B. Góc tới khác góc phản xạ.
- C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
- D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 285058
Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy:
- A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất.
- B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời.
- C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.
- D. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 285059
Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng:
- A. Không giao nhau.
- B. Gặp nhau ở vô cực.
- C. Hội tụ cũng không phân kì.
- D. Các câu A, B, C đều đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 285060
Vật nào cho dưới đây không phải là nguồn sáng?
- A. Mặt trăng
- B. Ngọn nến đang cháy
- C. Mặt trời
- D. Con đom đóm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 285061
Chọn câu đúng. Để nhìn thấy một vật thì:
- A. Vật ấy phải được chiếu sáng.
- B. Vật ấy phải là nguồn sáng.
- C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt.
- D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 285062
Trường hợp nào cho dưới đây không phải là vật sáng?
- A. Chiếc bút chì đặt trên bàn giữa ban ngày.
- B. Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc trời nắng.
- C. Mặt Trời.
- D. Mắt con mèo trong phòng kín vào ban đêm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 285063
Hãy chọn câu trả lời sai về nguồn âm:
- A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
- B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
- C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào mặt âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh
- D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 285064
Một người dùng cây sáo gõ vào mặt trống thì nghe được âm thanh. Đó là do:
- A. âm thoa dao động
- B. không khí
- C. mặt trống
- D. cây sáo và không khí
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 285065
Đàn bầu chỉ có một dây. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
- A. Điều chỉnh độ dài của dây khi đánh.
- B. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
- C. Vừa điều chỉnh độ dài vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn khi đánh.
- D. Điều chỉnh hộp đàn khi đánh.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 285066
Số dao động vật thực hiện được trong 1 giây được gọi là … của âm.
- A. độ cao
- B. tần số
- C. vận tốc
- D. độ to
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 285067
Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh, kết luận nào là đúng:
- A. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao.
- B. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to.
- C. Gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to.
- D. Gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng to.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 285068
Chọn câu đúng. Âm phát ra to hơn khi:
- A. tần số dao động càng lớn.
- B. tần số dao động càng nhỏ.
- C. biên độ dao động càng lớn.
- D. biên độ dao động càng nhỏ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 285069
Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm thanh trong các môi trường có bạn đã đưa ra các kết luận sau, kết luận nào sai.
- A. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.
- B. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa.
- C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.
- D. Xốp là vật rắn nên nó truyền âm tốt.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 285070
Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp tăng theo thứ tự là:
- A. khí, rắn, lỏng.
- B. khí, lỏng, rắn.
- C. rắn, khí, lỏng.
- D. rắn, lỏng, khí.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 285071
Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?
- A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.
- B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.
- C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.
- D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 285072
Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho công nhân ở nhà máy, có học sinh đã đề xuất các phương án sau. Hãy chọn phương án tốt nhất:
- A. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn thì phải bịt tai lại.
- B. Đưa nhà xưởng lên núi cao vì ở đó truyền âm kém.
- C. Chỗ làm việc phải cách âm bằng vật liệu cách âm tốt.
- D. Vì chân không là môi trường không truyền được âm, nên cho nhà máy vào một cái hầm lớn (trong lòng đất), hút hết không khí và trang bị cho công nhân bình ôxi để thở.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 285073
Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
- A. lược nhựa chuyến động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
- B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
- C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
- D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 285074
Phát biểu nào dưới đây về điện tích nguyên tử là sai?
- A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các êlectron mang điện tích âm.
- B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- C. Trong kim loại không có êlectron tự do.
- D. Trong kim loại có êlectron tự do.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 285075
Phát biểu nào dưới đây về mạch điện kín là sai?
- A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
- B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
- C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
- D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiêt bị điện với hai cực nguôn điện.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 285076
M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (—). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trạng thái nào dưới đây?
- A. Nhiễm điện tích (+)
- B. Nhiễm điện tích (-)
- C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
- D. Không nhiễm điện
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 285077
Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:
- A. Đồng, nhôm, sắt.
- B. Thiếc, vàng, nhôm.
- C. Chì, vônfram, kẽm.
- D. Đồng, vônfram. thép.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 285078
Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
- A. Trời nắng.
- B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
- C. Gió mạnh.
- D. Không mưa, không nắng.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 285079
Thiết bị nào cho sau đây là nguồn điện?
- A. Quạt máy.
- B. Acquy.
- C. Bếp lửa.
- D. Đèn pin.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 285080
Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?
- A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
- B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau.
- C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau.
- D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 285081
Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào mang điện tích?
- A. Một ống bằng nhôm.
- B. Một ống bằng gỗ.
- C. Một ống bằng giấy.
- D. Một ống bằng nhựa.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 285082
Chọn câu đúng về sự tương tác của các vật nhiễm điện:
- A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
- B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.
- C. Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.
- D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 285083
Đổi đơn vị hiệu điện thế cho các giá trị sau đây :
a) 2,5V = ..... mV ;
b) 6kV = ..... V ;
- A. a) 250 mV ; b) 6000 V.
- B. a) 2500 V ; b) 6000 mV.
- C. a) 2500 mV ; b) 600 V.
- D. a) 2500 mV ; b) 6000 V.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 285084
Đổi đơn vị cường độ dòng điện cho các giá trị sau đây :
a) 0,175 A = ..... mA.
b) 0,38 A = ..... mA.
- A. a) 175 mA ; b) 38000A.
- B. a) 17500 A ; b) 380 mA.
- C. a) 175 mA ; b) 380 mA.
- D. a) 175 A ; b) 380 A.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 288738
Chọn câu đúng. Vật không phải nguồn sáng là:
- A. ngọn nến đang cháy.
- B. Mặt trời.
- C. vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
- D. đèn ống đang sáng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 288739
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi:
- A. theo nhiều đường khác nhau
- B. theo đường thẳng
- C. theo đường cong
- D. theo đường gấp khúc
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 288740
Chọn câu đúng. Ta nhìn thấy một vật khi:
- A. có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
- B. có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào
- C. vật đó là nguồn phát ra ánh sáng
- D. vật đó đặt trong vùng có ánh sáng
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 288741
Chọn câu đúng. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà:
- A. các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- B. các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- C. các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
- D. các tia sáng loe rộng ra kéo dài gặp nhau.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 288742
Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
- A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
- B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
- C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
- D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 288743
Một cái cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m và gốc cây cao hơn mặt nước 50cm. Ngọn cây cách ảnh của nó là:
- A. 1,2m
- B. 1,7m
- C. 2,4m
- D. 3,4m
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 288744
Cùng đặt một vật trước ba gương, gương nào sẽ tạo ra ảnh lớn hơn vật?
- A. Gương cầu lồi.
- B. Gương cầu lõm.
- C. Gương phẳng.
- D. Gương phẳng và gương cầu lồi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 288745
Chọn câu đúng. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm sẽ:
- A. nhỏ hơn vật
- B. bằng vật
- C. lớn hơn vật
- D. bằng nửa vật.