Bài giảng Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
a. Tác hại
- Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất
- Chất lượng và thẩm mĩ nông sản
- Thậm chí không cho thu hoạch.
- Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tổ trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
- Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
b. Ý nghĩa
Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
- Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;
- Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
- Đồng thời, ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trẻ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
1.2. Sâu hại cây trồng
a. Khái niệm
Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng Dựa vào đặc điểm biến thái trong quá trình phát triển, sâu hại được chia thành 2 nhóm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
b. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp
- Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cmaphalecrecis medinalis Guence)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
- Sâu tơ hại rau họ cải (Plutella xylostella Linnaeus)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis Hendel)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
- Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
- Bọ hà hại khoai lang (Cylas formicarius (Fabricius))
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
1.3. Bệnh hại cây trồng
a. Khái niệm
Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
b. Nguyên nhân
Có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng: sinh vật (gây ra bệnh do sinh vật) và điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gây ra bệnh sinh lí).
c. Triệu chứng
Những biểu hiện về hình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được gọi là triệu chứng.
d. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp
- Bệnh đạo ôn hại lúa
- Bệnh xoăn vàng lá cà chua
- Bệnh vàng lá gân xanh hại cam
- Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu
1.4. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
a. Nguyên lí phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng
Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:
- Trồng cây khỏe
- Bảo tồn thiên địch
- Thường xuyên thăm đồng ruộng
- Nông dân trở thành chuyên gia
b. Biện pháp phòng trừ
Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm:
- Canh tác; cơ giới và vật lí; sinh học; sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: hoá học.
Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trở sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.
Bài tập minh họa
Bài 1.
Sâu, bệnh hại gây ra tác hại đối với cây trồng như thế nào?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 85 và ôn tập lại kiến thức để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Sâu, bệnh hại gây ra tác hại đối với cây trồng:
- Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
- Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
- Làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
- Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
Bài 2.
Trình bày đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp.
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 85 và ôn tập lại kiến thức để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp:
- Vết đốm (đốm sọc, đốm tròn,...)
- Biến màu (loang lổ, vàng, trắng, đỏ, đen, nâu,..)
- Biến dạng cây (lùn, thấp, cao vổng lên, xoăn lá,..)
- Héo rũ trên cây hoặc héo bộ phận;
- Thối hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,..
- U, bướu, đám sưng, chảy mủ, lở loét, trên các bộ phận cây,..
Luyện tập Ôn tập chủ đề 5 Công nghệ 10 CD
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng.
- Nêu được ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Mô tả được đặc điểm nhận biết, tác hại và biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp. Nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng thường gặp
- Mô tả được đặc điểm nhận biết, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp. Nhận biết được một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp.
- Trình bày được một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
- Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 5 Công nghệ 10 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sử dụng giống kháng bệnh
- B. Gieo trồng đúng thời vụ
- C. Sử dụng thuốc hóa học
- D. Bắt bằng vợt
-
Câu 2:
Em hãy cho biết: Biện pháp nào là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
- A. Gieo trồng đúng thời vụ
- B. Bắt bằng vợt, bẫy ánh sáng
- C. Dùng ong mắt đỏ
- D. Bón phân cân đối
-
- A. Sử dụng giống kháng bệnh
- B. Cắt cành bị bệnh
- C. Dùng ong mắt đỏ
- D. Bón phân cân đối
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 5 Công Nghệ 10 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Hình thành kiến thức trang 84 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 1 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 2 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 3 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 4 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 5 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 6 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 7 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 8 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 9 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 10 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 11 trang 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 5 Công nghệ 10 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!