Qua nội dung bài giảng Thực hành: Xác định độ chua và độ mặn của đất môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu các vấn đề: thực hành xác định độ chua, độ mặn của đất trồng,... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Xác định độ chua của đất
a. Chuẩn bị
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
- Máy đo pH, cân kĩ thuật, đồng hồ bấm giờ.
- Bình tam giác miệng rộng dung tích 100 mL, ống đong, phẫu thuỷ tinh, bình định mức 1 L (Hinh 6,1).
Hình 6.1. Một số dụng cụ sử dụng trong bài thực hành
- Hoá chất nước cắt, dung dịch KG IN Hình 6.1. Một số dụng cụ sử dụng cho bài thực hành
Nguyên vật liệu: Mẫu đất trồng được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN – 7538 – 4 – 2007. Mẫu đắt được đề khô tự nhiên, nghiền nhỏ và rây qua rây 1 mm.
b. Các bước thực hành
Bước 1: Cần 2 mẫu đất đã qua rây 1 mm (mỗi mẫu 20 g), cho mỗi mẫu vào một binh tam giác 100 mL (Hình 6.2),
Hình 6.2. Cân mẫu đất
Bước 2: Đong 50 mL nước cất đồ vào bình 1 (xác định pH,..) và 50 mL KCl đồ vào binh 2 (xác định pHkc) (Hình 6.3).
Hình 6.3. Sử dụng ống đong để lấy dung dịch và đổ vào bình tam giác
Bước 3: Lắc bằng tay từ 15 phút đến 20 phút (Hình 6.4).
Hình 6.4. Lắc mẫu bằng tay
Bước 4: Dùng máy để đo pH. Khi đo mẫu cần giữ cho đầu điện cực ngập trong dung dịch khoảng 2 cm, chờ 30 giây sau khi máy đạt giá trị ổn định, đọc giá trị pH trên máy (Hình 6.5).
Hình 6.5. Đo pH bằng máy đo pH
Bước 5: Ghi kết quả thực hành theo mẫu phiếu sau:
Nhóm:
Các thành viên:
Bảng 6.1. Kết quả đo độ pH đất và phân loại đất
Lưu ý: Tham khảo bảng phân loại đất theo độ mặn để xác định loại đất. (Bảng 6.2, bảng 6.3)
Bảng 6.2. Phân loại đất theo giá trị pHH2O
Bảng 6.3. Phân loại đất theo giá trị pHKCl
c. Thực hành
- Chia học sinh thành các nhóm.
- Các nhóm tiến hành theo các bước của quá trình thực hành.
1.2. Xác định độ mặn của đất
a. Chuẩn bị
Thiết bị, dụng cụ, hoá chất
– Máy đo độ dẫn điện (EC), đồng hồ bấm giờ, cân kĩ thuật.
– Bình tam giác 250 mL, ống đong, phễu, giấy lọc.
– Nước cắt: mỗi học sinh làm một lần cần 150 ml nước cất
Nguyên vật liệu
Mẫu đất trồng được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN - 7538 - 4 - 2007. Mẫu đất được đề khô tự nhiên, nghiền nhỏ và rây qua rây 1 mm.
Hình 6.6. Một số dụng cụ thực hành xác định độ mặn của đất
b. Các bước thực hành
Bước 1: Cần 20 g đất đã qua rây 1 mm (Hinh 6.7 và 6.8) cho vào binh tam giác 250 mL.
Hình 6.7. Cần mẫu đất
Hình 6.8. Cho màu đất vào bình tam giác 250 mL
Bước 2: Đong 100 mL nước cất cho thêm vào binh tam giác (Hình 6.9).
Hình 6.9. Đong nước cất và đổ vào binh
Bước 3: Lắc bằng tay từ 15 phút đến 20 phút.
Bước 4: Lọc mẫu bằng giấy lọc, nếu đục thi lọc lại. Đo EC để xác định độ mặn của đất. Khi đo EC cần giữ cho đầu điện cực ngập trong dịch lọc khoảng 2 cm, chở 30 giây và đọc giá trị EC trên máy (Hình 6.10).
Hình 6.10. Đo EC để xác định độ mặn của đất
Bước 5: Ghi kết quả thực hành theo mẫu phiếu sau:
Nhóm:
Các thành viên:
Mẫu đất |
Độ EC của đất (dS/m) |
Nồng độ muối hòa tan (0/00) |
Loại đất |
1 |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
… |
? |
? |
? |
Bảng 6.5. Kết quả đo EC và nồng độ muối hòa tan của đất
Bảng 6.6. Phân loại đất theo độ mặnBài 2.
c. Thực hành
- Chia học sinh thành các nhóm.
- Các nhóm tiến hành theo các bước của quá trình thực hành.
Bài tập minh họa
Bài 1. Xác định độ chua của đất
Đánh giá kết quả thực hành theo mẫu phiếu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
Ngày........... tháng............ năm.........
Lớp:..............
Số thứ tự nhóm: ...............
Tiết thực hành: ...............
Địa điểm thực hành: ...............
Giáo viên hướng dẫn thực hành: ...............
Chỉ tiêu đánh giá:
Bảng 6.4. Kết quả đánh giá thực hành xác định độ chua của đất
Chỉ tiêu đánh giá |
Điểm |
Ghi chú |
Thực hiện nội quy phòng thực hành (trật tự an toàn, vệ sinh trong phòng thực hành. - Thực hiện tốt (1 điểm) - Thực hiện chưa tốt (0 điểm) |
|
|
Thực hiện các bước trong bài thực hành: - Thực hiện đúng (3 điểm) - Thực hiện chưa đúng 1 trong 4 bước (2 điểm) |
|
|
Xác định độ chua của đất theo nhóm phân công. - Xác định đúng (6 điểm) - Chỉ xác định đúng pHH2O hoặc pHKCl: (3 điểm) - Không đúng khi xác định pHH2O và pHKCl (0 điểm) |
|
|
Bài 2. Xác định độ mặn của đất
Đánh giá kết quả thực hành theo mẫu phiếu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐỘ MẶN CỦA ĐẤT
Ngày........... tháng............ năm.........
Lớp:..............
Số thứ tự nhóm: ...............
Tiết thực hành: ...............
Địa điểm thực hành: ...............
Giáo viên hướng dẫn thực hành: ...............
Chỉ tiêu đánh giá:
Bảng 6.7. Kết quả đánh giá thực hành xác định độ mặn của đất
Chỉ tiêu đánh giá |
Điểm |
Ghi chú |
Thực hiện nội quy phòng thực hành (trật tự an toàn, vệ sinh trong phòng thực hành. - Thực hiện tốt (1 điểm) - Thực hiện chưa tốt (0 điểm) |
|
|
Thực hiện các bước trong bài thực hành: - Thực hiện đúng (3 điểm) - Thực hiện chưa đúng 1 trong 4 bước (2 điểm) |
|
|
Xác định độ chua của đất theo nhóm phân công. - Xác định đúng (6 điểm) - Xác định không đúng độ mặn của đất (0 điểm) |
|
|
Luyện tập Bài 6 Công nghệ 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Thực hành xác định được độ chua của đất đúng kĩ thuật.
- Thực hành xác định được độ mặn của đất đúng kĩ thuật.
- Đánh giá được kết quả chính xác, khách quan.
- Có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sản xuất nông nghiệp.
- B. Hoạt động sản xuất của nhà máy..
- C. Hoạt động giao thông vận tải.
- D. Xây dựng nhà cửa, đường xá
-
- A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.
- B. Phản ứng chua.
- C. Phản ứng kiềm.
- D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.
-
- A. Đất phù sa và đất badan
- B. Đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu
- C. Đất badan và đất xám bạc màu
- D. Đất phù sa và đất xám bạc màu
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 8 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Kết quả thực hành trang 36 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết quả thực hành trang 39 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 6 Công nghệ 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!