YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi


Ở các bài học trước, các em đã được làm quen với các khái niệm về sản xuất thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản ở gia đình và địa phương. Nội dung Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi dưới đây sẽ giúp các em vận dụng các kiến thức được học vào chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi như chế biến bột sắn nghèo Pr thành bột sắn giàu Pr, ủ men thức ăn tinh....

Vậy ứng dụng công nghệ vi sinh vật là gì và nó có ý nghĩa như thế nào ? Mời các em cùng tìm hiểu ở bài học mới này nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ sở khoa học:

  • Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động của nấm men và các loại vi sinh vật có ích.

  • Do thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào vi sinh vật là prôtêin nên sự có mặt của chúng làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn.

  • Nguyên liệu thức ăn và các điều kiện về thời gian, độ ẩm thich hợp là môi trường vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối nhân nhanh.

  • Quá trình hành động của vi sinh vật còn sinh ra các chất khác như: vitamin, axit amin, các hoạt chất sinh học, làm tăng gía trị dinh dưỡng của thức ăn.

  • VD:  ủ lên men thức ăn nhờ vi sinh vật như nấm men, vi khuẩn...

  • Tác dụng:

    • Bảo quản thức ăn tốt hơn

    • Bổ sung làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn

1.2. Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi:

  • Nguyên lí:

    • Cấy nấm men hay vi khẩn có giá trị dinh dưỡng thấp.

    • Ủ hay lên men thức ăn.

    • Thu được thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

  • Ví dụ: chế biến bột sắn nghèo prôtêin thành bột sắn giàu prôtêin.

  • Kết quả: hàm lượng prôtêin trong bột sắn được nâng lên từ 1,7% lên 35%.

Sơ đồ nguyên lý chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh vật

1.3. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi:

  • Nguyên liệu: dầu mỏ, paraphin, phế liệu nhà máy đường...

  • Điều kiện sản xuất: nhiệt độ, không khí,độ ẩm... để vi sinh vật phát triển thuận lợi trên nguồn nguyên liệu, các chủng vi sinh vật đặc thù với từng loại nguyên liệu

  • Sản phẩm: thức ăn giàu prôtêin và vitamin

  • Ví dụ : Quy trình chế biến bột sắn giàu Protein

  • Lợi ích: tạo nguồn thức ăn giàu prôtêin từ các nguyên liệu nghèo chất dinh dưỡng và rẻ tiền

  • Quy trình:

    • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (phế liệu công nghiệp, nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm).

    • Bước 2: Cấy chủng vi sinh vật đặc thù.

    • Bước 3: Ủ hay lên men.

    • Bước 4: Tách lọc, tinh chế.

    • Bước 5: Thu thức ăn giàu dinh dưỡng.

Một số loại vi sinh vật dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi 

Một số loại thức ăn tinh thường dùng để chế biến làm thức ăn chăn nuôi

Một số phụ phẩm được sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ VSV

Một số sản phẩm thức ăn được sản xuất bằng công nghệ VSV

Bài tập minh họa

Bài 1:

Trình bày quá trình ủ men rượu với các loại thức ăn giàu tinh bột?

Hướng dẫn giải

  • Giã nhỏ bánh men rượu, trộn đều với thức ăn

  • Vẩy nước vào cho bột đủ ẩm

  • Cho vào vại, thúng đậy kín để nơi ấm, kín gió

  • Ủ cho lên men rượu sau 20 -24 h kiểm tra thấy thức ăn có mùi thơm, ấm lên

  • Lấy thức ăn hoà với nước cho lợn ăn sống

  • Lần 2  dùng 30% thức ăn đã ủ trộn với thức ăn mới rồi ủ tiếp, Sau 1 tuần thay men mới.

Bài 2:

Nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh và trình bày quy trình công nghệ chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein.

Hướng dẫn giải

  • Nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh: dùng một số chủng vi sinh vât (nấm, vi khuẩn) có lợi nhất đinh, cho chúng phát triển thuân lợi trong thức ăn giàu tinh bột để tăng nhanh số lượng. Khi dùng thức ăn này ngoài chất dinh dưỡng thức ăn cộng thêm dinh dưỡng do vi sinh vât tạo ra và prôtêin của vi sinh vât. Đây là nguồn cung cấp prôtêin vi sinh vât quan trọng cho vât nuôi.

  • Cần ủ để bột sắn lên men vì: 

    • Trong môi trường nhiều tinh bột nấm men phát triển và sinh sản rất nhanh chóng làm cho số lượng nấm, men tăng lên rất nhanh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là prôtêin, ngoài ra vi sinh vật còn sản sinh ra các axit amin, vitamin và enzim có hoạt tính sinh học cao.

    • Khi vât nuôi ăn thức ăn lên men, đã tiêu hóa thức ăn cộng với một số lượng vi sinh vât khổng lồ bổ sung thêm nguồn prôtêin hoàn hảo từ vi sinh vât và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vây thức ăn tinh bột được biến thành thức ăn giàu prôtêin, chất lượng biến đổi rõ rệt.

3. Luyện tập Bài 33 Công Nghệ 10 

Sau khi học xong bài 33 môn Công nghệ 10, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

  • Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi

  • Biết được nguyên lí của việc chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh vật

  • Biết mô tả được quy trình sản xuất thức ăn giàu Protein và vitamin từ vi sinh vật

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 98 SGK Công nghệ 10

Bài tập 2 trang 98 SGK Công nghệ 10

Bài tập 3 trang 98 SGK Công nghệ 10

4. Hỏi đáp Bài 33 Chương 3 Công Nghệ 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON