YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 3: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt


Bài giảng Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về mối quan hệ giữa các loại cây trồng với các yếu tố tác động vào trồng trọt... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Có 7 yếu tố chính tác động đến cây trồng: nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất, dinh dưỡng, giống cây trồng, kĩ thuật canh tác.

1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cây trồng

Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp, tăng hiệu suất hô hấp, thúc đẩy sự già hóa, ức chế sự xuân hóa. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp, kích thích xuân hoa.

Hình 32 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất quang hợp và hô hấp của cây khoai tây

Nhiệt độ ảnh hưởng đến các sinh trưởng, phát triển của cây trồng

- Nhiệt độ cao làm hạt mất sức sống, rễ, thân là sinh trưởng kém; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhiều loại cây trồng khổ tạo cũ (khoai tây, hành tây, cải củ,...), kho cuốn bắp (cải bắp, xà lách,...).

- Nhiệt độ thấp làm hạt khó nảy mầm, cây còi cọc chậm phát triển, ra hoa, đậu quả và kết hạt kém. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng, giảm năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản

Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian ra hoa của cây Phong Lữ Thảo

1.2. Ánh sáng

Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua 3 yếu tố: Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng, thời gian chiếu sáng.

Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với cây trồng Ánh sáng ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp, hình thái, khả năng sinh trưởng của thân, lá, khả năng phân cảnh, khả năng phân hóa mầm hoa, giới tính (hoa đực, hoa cải) của cây trồng,

Hình 3.4. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến cây và lách 21 ngày tuổi

Hình 3.5. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến sự nảy mầm và sinh trưởng của cây con thiết đinh

Hình 3.6. Phản ứng của cây hoa cúc và hoa lily với thời gian chiếu sáng

1.3. Nước

Nước rất cần thiết đối với cây trồng.

- Nước tham gia cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào, hòa tan và vận chuyển các chất trong cây, tham gia vào các quá trình sinh lí, sinh hóa diễn ra ở trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá cây.

- Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu nước khác nhau tùy thuộc khả năng hút nước của rễ và thoát hơi nước qua lá

Bảng 3. 1. Thời kì khủng hoảng nước của một số loại cây trồng

 

Thời kì khủng hoảng nước thường rơi vào giai đoạn hình thành và phát triển bộ phận sử dụng của cây trồng (Bảng 3.1). Nếu thiếu nước ở giai đoạn này, cây sẽ khó hình thành bộ phận sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm trong trọt. Kiểm soát chế độ nước cho cây trồng thông qua độ ẩm đất và độ ẩm không khí

1.4. Đất

Đất có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.

- Đất là nơi dự trữ và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng.

- Đất giúp trao đổi khí giữa rễ cây và môi trường, giữ cho cây đúng vững

Hình 3.7. Vai trò của đất đối với cây trồng

1.5. Dinh dưỡng

Trong thành phần của cây trồng có chứa trên 60 nguyên tố hóa học. Trong đó, có 14 nguyên tố thiết yếu được coi là dinh dưỡng của cây trồng

Bảng 3.2. Hàm lượng các nguyên tố thiết yếu trong cây

- Vai trò chủ yếu của các nguyên tố dinh dưỡng: thúc đẩy nảy mầm; sinh trưởng và phát triển thân, lả, kích thích ra rễ, kích thích ra hoa, đậu quả, tăng tính chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi, tăng năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản

- Khi cây trồng bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, triệu chứng thường xuất hiện ở lá

Hình 3.8. Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên lá ngô

1.6. Giống cây trồng

Trong trồng trọt, giống cây trồng được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.

- Giống quyết định chủ yếu đến đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng. Vì vậy, năng suất và chất lượng của cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào giống.

- Giống cây trồng thích nghi với từng vùng sinh thái nhất định Vì vậy, tùy từng vùng sinh thái cụ thể, cần lựa chọn giống cây trồng thích hợp

Hình 3.9. Ảnh hưởng của giống đến đặc điểm hình thái quả dưa thơm

1.7. Kĩ thuật canh tác

Kĩ thuật canh tác có ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng.

Áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác hợp lí, chăm sóc tốt giúp cho cây trong sinh trưởng, phát triển tốt, phòng tránh sâu bệnh hại, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Bài tập minh họa

Bài 1.

Em hãy chỉ ra những yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng được minh họa trong Hình 3.1.

Hình 3.1. Các yếu tố chính trong trồng trọt

Hướng dẫn giải:

Những yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng được minh họa trong Hình 3.1: nhiệt độ, ánh sáng, nước, độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, giống cây trồng, kĩ thuật canh tác.

Bài 2.

Xác định có bao nhiêu yếu tố chính tác động đến cây trồng. Chọn một yếu tố và trình bày tác động của yếu tố đó đến cây trồng?

Hướng dẫn giải:

- Có 7 yếu tố chính tác động đến cây trồng: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất, dinh dưỡng, giống cây trống, kĩ thuật canh tác.

- Tác động của nhiệt độ đối với cây trồng:

+ Nhiệt độ cao làm hạt mất sức sống; rễ, thân lá sinh trưởng kém; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém; rút ngắn thời gian sinh trưởng; nhiều loại cây trồng khó tạo củ (khoai tây, hành tây, cải củ,..), khó cuốn bắp (cải bắp, xà lách..)

+ Nhiệt độ thấp làm hạt khó nảy mầm, cây còi chậm phát triển; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém. Nhiệt độ quá cao và quá thấp làm giảm khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng; giảm năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.

Luyện tập Bài 3 Công nghệ 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Công nghệ 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Công Nghệ 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 12 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 12 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 12 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 13 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 13 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 13 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 14 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 14 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 15 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 15 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 16 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 16 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 16 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 17 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 17 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 3 Công nghệ 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON