Bài giảng Hình chiếu phối cảnh môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về Hình chiếu phối cảnh... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái quát chung về hình chiếu phối cảnh
a. Khái niệm
- Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm (hình 12.2).
- Hình chiếu phối cảnh tạo cảm giác cho người xem về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát trong thực tế.
Hình 12.2. Phép chiếu xuyên tâm
Hình 12.3. Phối cảnh của một góc phố
- Để vẽ được hình chiếu phối cảnh, cần một hệ thống các mặt phẳng gồm:
+ Mặt phẳng vật thể là mặt phẳng nằm ngang trên đỏ đặt vật thể cần biểu diễn.
+ Mặt tranh hay còn gọi là mặt phẳng hình chiếu là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vật thể.
+ Mặt phẳng tầm mắt là mặt phẳng song song với mặt phẳng vật thể, đi qua điểm nhìn (mắt người quan sát).
+ Đường chân trời là giao tuyến của mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt (kí hiệu tt).
+ Tâm chiếu là điểm hội tụ của các tia chiếu (còn gọi là điểm nhìn).
Hình 12.4. Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh
Hình chiếu phối cảnh tạo cảm giác giống như thật khi quan sát bằng mắt. Vì vậy, hình chiếu phối cảnh thường được kèm theo cùng với các hình chiếu vuông góc trong hồ sơ thiết kế kiến trúc hoặc xây dựng.
Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. |
b. Các loại hình chiếu phối cảnh
- Tùy theo vị trí của mặt tranh so với mặt của vật thể cần biểu diễn, hình chiếu phối cảnh được chia ra làm hai loại:
+ Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
+ Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ
- Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể (hình 12.5)
Hình 12.5. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể (hình 12.6).
Hình 12.6. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ
Hình 12.7. Phối cảnh một điểm tụ và phối cảnh hai điểm tụ của một ngôi nhà
Hay chỉ ra sự khác biệt trong hình chiếu phối cảnh của cùng một ngôi nhà (hình 127) khi được biểu diễn bằng phổi cảnh một điểm tụ và phối cảnh hai điểm tụ
-Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể. - Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể. |
1.2. Vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
Bước 1. Vẽ một đường thẳng nằm ngang làm đường chân trời tt, chọn một điểm F' trên đường tt làm điểm tụ
Bước 2. Vẽ hình chiếu đúng của vật thể.
Bước 3. Nổi dưởng thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ. Từ các điểm 1 2', 3', 4', 5',... n nổi các đường thẳng với điểm tụ F
Bước 4. Xác định chiều rộng của vật thể. Trên đường 8'F" lấy đoạn 8'K' làm chiếu rộng (độ sâu) của vật thể. Từ K' vẽ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đúng.
Bước 5. Xóa bỏ cạnh khuất, tô đậm các cạnh thấy của vật thể
Hình 12.8. Các bước về phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
Bài tập minh họa
Bài 1.
Quan sát kích thước bề rộng con đường trong hình 12.1 và cho biết ở xa so với gần nhau khác nhau như thế nào? Thực tế thì kích thước đó có thay đổi không?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, kết hợp quan sát hình
Hình 12.1. Phối cảnh một điểm tụ của con đường
Lời giải chi tiết:
- Trong hình vẽ, bề rộng con đường ở xa hẹp hơn so với gần; con đường càng xa càng hẹp dần.
- Thực tế, cùng tầm nhìn thì kích thước đó không thay đổi.
Bài 2.
Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hình chiếu phối cảnh của cùng một ngôi nhà (hình 12.7) khi được biểu diễn phối cảnh một điểm tụ và phối cảnh hai điểm tụ.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 12.7. so sánh sự khác nhau.
Hình 12.7. Phối cảnh một điểm tụ và phối cảnh hai điểm tụ của một ngôi nhà
Lời giải chi tiết:
- Sự khác biệt trong hình chiếu phối cảnh của cùng một ngôi nhà (hình 12.7) khi được biểu diễn phối cảnh một điểm tụ và phối cảnh hai điểm tụ:
+ Ngôi nhà được biểu diễn phối cảnh 1 điểm tụ: càng xa càng nhỏ dần về một phía; mặt tranh song song với một mặt của ngôi nhà (người quan sát nhìn vào 1 mặt của ngôi nhà).
+ Ngôi nhà được biểu diễn phối cảnh 2 điểm tụ: càng xa càng nhỏ dần về hai phía; mặt tranh không song song với vật nào của vật thể (người quan sát nhìn vào 1 cạnh của ngôi nhà)
Luyện tập Bài 12 Công nghệ 10 CD
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được khái niệm hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.
- Nêu các bước vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.
- Vẽ được hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể đơn giản.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Công nghệ 10 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. trục đo
- B. xuyên tâm
- C. Vuông góc
- D. xiên góc cân
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
- A. Mặt phẳng vật thể là mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể cần biểu diễn.
- B. Tâm chiếu là điểm hội tụ của các tia chiếu (còn gọi là điểm nhìn).
- C. Đường chân trời là giao tuyến của mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 Công Nghệ 10 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 58 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 58 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 58 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 59 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập trang 60 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 60 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 60 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 60 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 61 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 61 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 61 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 61 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 12 Công nghệ 10 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!