YOMEDIA
NONE
  • Vẻ đẹp của con người thời Trần qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão:

    Múa giáo non sông trải mấy thu,

    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

    Công danh nam tử còn vương nợ,

    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

    (Bản dịch của Bùi Văn Nguyên- SGK Ngữ văn 10, Tập một, NXBGD 2018, tr.116)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
      • Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài kết luận được vấn đề.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
      • Vẻ đẹp của con người thời Trần qua bài thơ Tỏ lòng.
    • Triển khai vấn đề nghị luận:
      • Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
        • Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Phạm Ngũ Lão, hoàn cảnh ra đời của bài thơ và vấn đề cần nghị luận.
        • Vẻ đẹp của tư thế, vóc dáng:
          • Hình ảnh tráng sĩ hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
          • Hình ảnh ba quân cũng là hình ảnh dân tộc với sức mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu (“khí thôn ngưu”), khí thế hùng dũng.
          • Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra khí thế hào hùng của dân tộc thời Trần - Hào khí Đông A.
        • Vẻ đẹp tâm hồn:
          • Khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
          • Nỗi “thẹn” làm nên nhân cách lớn: khát vọng, hoài bão muốn được như Vũ hầu Gia Cát Lượng.
        • Đánh giá chung: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của con người thời đại Đông A có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả.
        • Nghệ thuật: Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu sắc thái biểu cảm, hình ảnh thơ kì vĩ, hoành tráng.
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 119807

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF