-
Câu hỏi:
Trình bày bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và so sánh dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Lời giải tham khảo:
Dân chủ là một thể chế mà quyền thay đổi luật pháp và cơ cấu chính quyền thuộc về người dân. Trpng hệ thống này, luật pháp được đặt ra do người dân hay những dân biểu được người dân bầu ra và mọi hoạt động đều tuân theo luật pháp.
Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện:
* Bản chất chính trị:
- Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng của giai cấp công nhân trên mọi lĩnh vực, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chỉ, làm chủ quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu về lợi ích của toàn thể nhân dân chứ không phải chỉ riêng của giai cấp công nhân.
- Chế độ dân chủ XHCN, nhà nước XHCN thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Nền dân chủ XHCN là chế độ mà nhân dân tham giá ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước. Nó vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính thần nhân dân rộng rãi và tính thần dân tộc sâu sắc.
* Bản chất kinh tế
- Nền dân chủ XHCN dựa trên độ công hữu về TLSX chủ yếu của toàn XH đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX dựa trên cơ sở KH - CN hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao những vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
- Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dù khác nhau về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu trước đây, song nó cũng có sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã đạt được đồng thời lọc bỏ các nhân tố tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước.
* Bản chất tư tưởng văn hóa:
- Nên dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác - Lê nin làm nền tảng chủ đạo đối với mọi hình thức, ý thức khác trong XH mới như: văn học, giáo dục, đạo đức.
- Đồng thời, nền dân chủ XHCN kế thừa phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp thu các tiến bộ XH mà nhân loại đã tạo ra. Chính vì vậy. đời sống văn hóa tư tưởng của nền dân chủ XHCN rất phong phú, đa dạng và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, trở thành mục tiêu, động lực cho quá trinhf xây dựng XHCN.
So sánh dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ tư sản
Mục đích
Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số
Dân chủ tư sản (TS) là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số
Bản chất
Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số.
Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Cách thức
Dân chủ XHCN là nền dân chủ do ĐCS lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị.
Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền XHCN (thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp); còn thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền TS (tam quyền phân lập).
Cơ sở kinh tế
Dân chủ XHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu
Dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
- Dân chủ có nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nói đến sự thể bản chất của?
- Quyền nào dưới đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ?
- Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
- Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
- Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản?
- Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?
- Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
- Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
- Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước
- Ý nào dưới đây là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam?
- Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
- Nhà nước xuất hiện từ khi nào?
- Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm mục đích gì?
- Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
- Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là gì?
- Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?
- So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào
- Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây
- Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào
- Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời quá đọ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?
- Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì?
- Chủ trương hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng họ không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây?
- Nhà nước đã thực hiện phương hướng nào dưới đây để tạo ra nhiều việc làm?
- Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
- Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, Nhà nước ta đã có những chính sách nào dưới đây?
- Trình bày bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và so sánh dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa?
- Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết việc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.