YOMEDIA
NONE
  • Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Qua đó em học tập được gì từ nhân vật này? (7 điểm)

    (SGK Ngữ văn 10 - CB - NXB GD).

     

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách:
    • Yêu cầu kỹ năng: 
      • Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. 
      • Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng. 
      • Biết chọn dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết.
      • Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp. 
      •  ....
    • Yêu cầu kiến thức:
      • Mở bài:
        • Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và nhân vật Ngô Tử Văn
      •  Thân bài: 
        • Giới thiệu khái quát về tác giả, thể loại truyền kì và tác phẩm: 
          • Nguyễn Dữ (? - ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật. 
          • Truyền kì: Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường. Tuy nhiên đằng sau những yếu tố có tính chất kì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả. 
          • Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục - một “thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ XVI.
        • Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trên các nét chính sau:
          • Tử Văn đốt đền:
            • Tử Văn được giới thiệu: “khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được,..., là một người cương trực”. 
            • Việc đốt đến: 
              • Lí do: Tức giận trước cảnh yêu tà hại dân. 
              • Thực hiện: Một cách cẩn trọng, công khai, đàng hoàng. 
              • Hậu quả: Tà ma ám hại lên cơn sốt nóng sốt rét. 
              • Tính khảng khái cương trực, dũng cảm, yêu chính nghĩa.
          • Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần: 
            • Bách hộ họ Thôi: tà đội lốt chính, xảo trá lừa lọc, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác đến dọa chàng. Thế nhưng Tử Văn vẫn tin việc mình làm, coi thường hồn ma Bách hộ, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng. 
          • Thổ thần: Nạn nhân, cảm kích việc nghĩa, đến giúp Tử Văn đòi lẽ phải. 
            • Sự xuất hiện của thổ thần có vai trò thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. 
            • Đoạn truyện đã phản ánh một thực tế qua yếu tố kì ảo: thần thánh cũng tham am như con người, người làm việc tốt sẽ được ủng hộ. 
          • Tử Văn bị bắt và đấu tranh đòi lẽ phải ở Minh ti. 
            • Nổi bật nhất là tinh thần, thái độ của Tử Văn: Không hề khiếp sợ, một mực kêu oan, tin vào chính nghĩa, kiên quyết đấu trănh đến cùng. 
            • Hồn ma tướng giặc: gian mãnh xảo trá 
            • Tử Văn chiến thắng và được Thổ thần tiến cử làm chức phán sự ở đền thánh Tản Viên. Đó là phần thưởng cao quý dành cho Tử Văn. 
            • Đã là giặc thì sống chết đều hung ác, nham hiểm. 
            •  Hiện tượng oan trái bất công từ cõi trần đến cõi âm. 
            • ⇒ Chính nghĩa luôn luôn chiến thắng gian tà.
          • Nghệ thuật: 
            • Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. 
            • Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn. 
            • Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
            • Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
          • Liên hệ bản thân: Ngô Tử Văn là người đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải. Chính vì vậy mỗi người học sinh cần học tập, noi theo tấm gương đạo đức của Ngô Tử Văn: sống chân thành, thật thà, dám đấu tranh diệt trừ cái ác, cái xấu,... trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội.
      • Kết bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc như Ngô Tử Văn, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 64717

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON