YOMEDIA
NONE
  • Phân tích nhân vật “khách” trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. (5,0 điểm)

     

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu chung: 
      • Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm ngị luận văn học để tạo lập văn bản. 
      • Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
      • Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
    • Yêu cầu cụ thể:
      • Giới thiệu vài nét về tác phẩm (0,5 điểm)
        • Giới thiệu tác giả Trương Hán siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời của bài phú). 
        • Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.
      • Phân tích hình tượng nhân vật “khách” (3,0 điểm)
        • Khách có tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể chơi trăng mải miết. 
        • Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí của đất nước, bồi bổ tri thức. 
        • Có hoài bão lớn lao: Nơi có...chẳng biết; Đầm Vân Mộng vẫn còn tha thiết. 
        • Tráng chí của “khách” được gợi lên qua hai loại địa danh: 
          • Các địa danh của Trung quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng → những vùng đất nổi tiếng, đều được Khách đi qua bằng sách vở và trí tưởng tượng phong phú. 
          • Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều và nhân vật Khách dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
        • Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương - chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
        • Hình tượng “khách” qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng 
          • Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình: Bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu, nước trời một sắc, phong cảnh ba thu... 
          • Tâm trạng của “khách”: 
            • Vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
            • Niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu những chiến công lịch sử. 
            • Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi, hoang vu, hiu quạnh. 
            • → Tư thế đứng lặng giờ lâu cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.
            • → Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng. 
          • ⇒ Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc.
          • Hình tượng “khách” qua niềm tự hào về những chiến công lịch sử
            • Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào lòng khách niềm tự hào, kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc. 
            • Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời - địa lợi - nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người.
          • Lời ca của “khách”
            • Cụ thể hóa chân lí của các bô lão đã bình luận ở trên: anh hùng lưu danh ở đây chính là hai vị thánh quân anh minh: Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi mãi. 
            • Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng lịch sử ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước. 
            • Mượn ý trong câu thơ Đỗ Phủ “Tịnh tẩy giáp binh trường bất dục” (rửa sạch vũ khí mãi mãi không dùng đến) → mong muốn hòa bình  → Đây cũng chính là mục đích của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 
            •  Khẳng định vai trò của con người, đặc biệt là yếu tố nhân đức → quyết định làm nên chiến thắng.
      • Nghệ thuật (0,5 điểm) 
        • Là đỉnh cao nghệ thuật của thể Phú trong văn học trung đại Việt Nam. 
        • Lời văn linh hoạt, ngôn ngữ trang trọng, hàm súc, hình tượng nghệ thuật sinh động. 
        • Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ. 
        • Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.
      • Đánh giá chung (0,5 điểm) 
        • Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
        • Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của tác giả.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    • Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 120150

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF