-
Bàn về ngôn ngữ thơ, có ý kiến cho rằng:
Ngôn ngữ văn xuôi là một đại dương. Ngôn ngữ thơ là một hạt muối. Ngôn ngữ văn xuôi là một rừng thu bát ngát. Ngôn ngữ thơ là một chiếc lá, chiếc lá báo mùa... Ngôn ngữ văn xuôi dừng lại ở chỗ nó chấm hết. Ngôn ngữ thơ lại bắt đầu từ chỗ nó chấm hết.
(Nguyễn Hưng Quốc - Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến bằng một bài thơ đã học (hoặc đã đọc). (12.0 điểm)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn: có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, Kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
- Giải thích
- Hạt muối, chiếc lá báo mùa: tiết kiệm về số lượng nhưng kết tinh, cô đọng, đặc sắc, hàm súc về ý nghĩa.
- Bắt đầu từ chỗ chấm hết: ý thơ nằm cả ngoài lời.
- ⇒ Đặc trưng của ngôn ngữ thơ: hàm súc, tinh luyện, ý tại ngôn ngoại.
- Bình luận: Bằng lối diễn đạt giàu hình tượng, nhà nghiên cứu đã chỉ rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ, giúp người đọc tiếp nhận thơ đạt hiệu quả.
- Làm rõ ý kiến bằng một tác phẩm.
- HS tự chọn tác phẩm.
- Chú ý: phải chọn tác phẩm phù hợp, biết cách phân tích để làm rõ vấn đề.
- Kết luận lại vấn đề.
- Giải thích
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.
- Sáng tạo
- Bài viết thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, diễn đạt mới mẻ.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói
- Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến bằng một bài thơ đã học.