YOMEDIA

Ôn tập học kì I Vật lý 11 có video hướng dẫn

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập Vật Lý lớp 11 học kỳ 1 năm học 2017-2018 của chương trình lớp 11 cơ bản tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học, cùng với đó là Video hướng dẫn ôn tập của thầy Thân Thanh Sang nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ÔN TẬP THI HỌC KỲ 1

MÔN: VẬT LÝ 11 

Để ôn tập lại các kiến thức tốt hơn, mời các em cùng xem Video Hướng dẫn ôn tập Học kì I Lý 11 của thầy Thân Thanh Sang hoặc trực tiếp làm bài thi online tại Đề thi trắc nghiệm cuối học kì I Vật lý 11 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé! smiley

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

Câu 1: Phát biểu định luật Cu – lông? Viết biểu thức và vẽ hình trong 2 trường hợp tương tác?

 

+ Phát biểu: Lực hút hoặc đẩy giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

+ Biểu thức:       \({{F_{12}} = {F_{21}} = F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}}\)                                         

+ Vẽ hình:

k: Hệ số tỉ lệ. Trong hệ SI: k = 9.109 (\(\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) ).

F (N); r (m); q1; q2: (C).

Đơn vị của điện tích là Culông (C)

Câu 2: Điện môi là gì? Ý nghĩa của hằng số điện môi?

+ Điện môi là môi trường cách điện.

+ Trong điện môi lực tương tác giữa các điện tích điểm sẽ giảm đi e lần so với trong chân không.  

\({F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}}\)

* e  ³  1 gọi là hằng số điện môi.

+ Mỗi một môi trường có một hằng số điện môi.

* Trong chân không e = 1, trong không khí ekk » 1.

* Hằng số điện môi cho ta biết: Khi đặt các điện tích trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.

Câu 3: Trình bày nội dung thuyết êlectron?

Nội dung thuyết êlectron:

+ Êlectron có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ vật này qua vật khác.

+ Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron lớn hơn số prôtôn: vật thừa êlectron.

+ Một vật nhiễm điện dương khi số êlectron ít hơn số prôtôn: vật thiếu êlectron. 

Câu 4: Thế nào là vật ( chất ) dẫn điện và cách điện? Cho ví dụ?

+ Vật dẫn điện có chứa các điện tích tự do. VD: kim loại, axit, bazơ

+ Vật cách điện không chứa các điện tích tự do.VD: nước nguyên chất, thủy tinh

Câu 5: Điện trường là gì? Tính chất cơ bản của điện trường? Thế nào là điện trường đều?

+ Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích.

 + Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

+ Một điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm bằng nhau là điện trường đều.

( Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều )

Câu 6: Định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm? Đặc điểm của vectơ \(\overrightarrow E \)  và \(\overrightarrow F \) ?

+ Cường độ điện trường đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực, đo bằng thương số giữa độ lớn của lực điện F và độ lớn của điện tích thử q đặt tại điểm đó E= \(\frac{F}{q}\)

+ Vectơ cường độ điện trường  \(\overrightarrow E  = \frac{{\overrightarrow F }}{q}\)   , đơn vị cường độ điện trường E : V/m.

Câu 7: Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại điểm cách nó một khoảng r trong chân không?

+ Điện tích điểm Q gây ra cường độ điện trường tại 1 điểm M cách điện tích khoảng r là \(E = \frac{F}{q} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)

+ Q > 0:  \(\overrightarrow E \) hướng xa điện tích;

+ Q < 0:  \(\overrightarrow E \) hướng về điện tích.

Câu 8: Công thức tính công của lực điện và đặc điểm của công lực điện?

Công của lực điện AMN= \(\vec F.\vec S\) = F.s.cosa

+ F= q.E; s.cos a = d Þ AMN = q.E.d

+ \(d= \(\overline {MH} \) ;\(\overline {MH} \) > 0\) theo chiều của (\overrightarrow E \)

+ a = \((\vec E,\vec s\)\) < 900 : AMN > 0.

+ a = \((\vec E,\vec s\)\) > 900 : AMN < 0.

Đặc điểm: Công không phụ thuộc hình dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vị trí của điểm đầu và cuối của đường đi trong điện trường.

 

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

 

Câu 9: Dòng điện là gì? Chiều quy ước của dòng điện? Cường độ dòng điện là gì? Công thức?

+ Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

+ Chiều quy ước của dòng điện là ngược chiều các hạt mang điện âm ( cùng chiều các hạt mang điện dương ).

+ Cường độ dòng điện: là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện, được xác định bằng thương số của điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó.

+ Công thức:    \({I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}}\)

Dq: Điện lượng qua 1 tiết diện thẳng.

Dt: Khoảng thời gian.

Câu 10: Phát biểu định luật Jun – Lentz?

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với

+ điện trở của vật dẫn.

+ bình phương cường độ dòng điện

+ thời gian dòng điện chạy qua.

Biểu thức: Q= RI2t

Câu 11: Phát biểu định luật Ôm toàn mạch?

+ Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn mạch.

I=  \(\frac{E}{{R + r}}\)

 

-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 1 môn Vật Lý lớp 11 năm học 2017- 2018.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt và có một mùa thi đạt nhiều thành công!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF