YOMEDIA

241 bài tập trắc nghiệm Điện tích- Điện trường Vật lý 11 có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 241 câu hỏi trắc nghiệm chương Điện tích- Điện trường Vật lý 11 có đáp án. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức và cũng cố thêm kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn luyện và đạt thành tích cao nhất trong các kì thi. Chúc các em học tốt !

ATNETWORK
YOMEDIA

CHUYÊN ĐỀ HỌC TỐT VẬT LÝ 11

ĐIỆN TÍCH- ĐIỆN TRƯỜNG

241 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 

{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về.

Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Bài tập trắc nghiệm Điện tích- Điện trường Vật lý 11 có đáp án--}

1 .Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0.      B. q1< 0 và q2 > 0.                   C. q1.q2 > 0.                D. q1.q2 < 0.

2. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.                         B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.                       D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

 4 .Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.       B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

5. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:

A. r = 0,6 (cm).                       B. r = 0,6 (m).             C. r = 6 (m).                D. r = 6 (cm).

6. Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:

A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).                 B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).

C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).                  D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).

7. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:

A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (μC).                             B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC).

C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).                              D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C).

8. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 =  2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:

A. r2 = 1,6 (m).            B. r2 = 1,6 (cm).          C. r2 = 1,28 (m).          D. r2 = 1,28 (cm).

9. Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).                              B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).                                D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

10. Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó

A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (μC).                        B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC).

C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC).             D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (μC).

11. Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1 > 0. Hai điện tích q2, q3 ở hai đỉnh còn lại. Lực điện tác dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?

      A. ǀq2ǀ =ǀq3ǀ                       B. q2 > 0, q3 < 0               C. q2 < 0, q3 > 0            D. q2< 0, q3 < 0

12. Cho hệ ba điện tích cô lập q1, q2, q3 nằm trên cùng một đường thẳng. Hai điện tích q1, q3 là hai điện tích dương, cách nhau 60cm và q1 = 4q3. Lực điện tác dụng lên điện tích q2 bằng 0. Nếu vậy, điện tích q2

      A. cách q1 20 cm, cách q3 80 cm                              B. cách q1 20 cm, cách q3 40 cm

      C. cách q1 40 cm, cách q3 20 cm                            D. cách q1 80 cm, cách q3 20 cm

13. Một hệ hai điện tích điểm q1 = 10-6 C và q2 = -2.10-6 C đặt trong không khí, cách nhau 20cm. Lực tác dụng của hệ lên một điện tích điểm q0 = 5.10-8 C đặt tại điểm giữa của đoạn thẳng nối giữa hai điện tích trên sẽ là:

      A. F = 0,135N                 B. F = 3,15N                   C. F = 1,35N                D. F = 0,0135N

14. Hai điện tích q1 = q và q2 = 4q đặt cách nhau một khoảng d trong không khí. Gọi M là vị trí tại đó, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 bằng 0. Điểm M cách q1 một khoảng

      A. d/2                              B. d/3                               C. d/4                            D. 2d

15. Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều cạnh a = 0,15m có ba điện tích qA = 2 µC ; qB = 8 µC ; qC = - 8 µC . Véc tơ lực tác dụng lên điện tích qA có độ lớn

      A. F = 5,9 N và hướng song song với BC.

      B. F = 5,9 N và hướng vuông góc với BC.

      C. F = 6,4 N và hướng song song với BC.

      D. F = 6,4 N và hướng song song với AB.

16. Đường kính trung bình của nguyên tử Hidro là d = 10-8 cm. Giả thiết electron quay quanh hạt nhân Hidro dọc theo quỹ đạo tròn. Biết khối lượng electron m = 9,1.10-31 kg, vận tốc chuyển động của electron là bao nhiêu?

      A. v = 2,24.106 m/s         B. v = 2,53.106 m/s          C. v = 3,24.106 m/s       D. v = 2,8.106 m/s

17. Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố định

      A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/4.

      B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 3r/4.

      C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3.

      D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3.

18. Có hai điện tích q1= 2.10-6 C, q2 = - 2.10-6 C, đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6cm. Một điện tích q3= 2.10-6 C, đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 cm. Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3

      A. 14,40N                        B. 17,28 N                       C. 20,36 N                    D. 28,80N

19. Hai điện tích q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 4cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-9C đặt tại điểm M cách A 4cm, cách B 8cm là

      A. 6,75.10-4 N                  B. 1,125. 10-3N                C. 5,625. 10-4N             D. 3,375.10-4N

20. Hai điệm tích điểm q1 = 2.10-8C; q2 =  -1,8.10-7C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 12cm trong không khí. Đặt một điện tích q3 tại điểm C. Tìm vị trí, dấu và độ lớn của q3 để hệ 3 điện tích q1, q2, q3 cân bằng?

      A. q3 =  - 4,5.10-8C; CA =  6cm; CB = 18cm

      B. q3 =  4,5.10-8C; CA =  6cm; CB = 18cm

      C. q3 =  - 4,5.10-8C; CA =  3cm; CB = 9cm

      D. q3 =  4,5.10-8C; CA =  3cm; CB = 9cm

21. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

      A. khả năng tác dụng lực của điện trường.

      B. phương chiều của cường độ điện trường.

      C. khả năng sinh công của điện trường.

      D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

22. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

      A. âm.                                                                      B. dương.

      C. bằng không.                                                         D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

23. Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Tính thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là

      A. -2,5 J                           B. -5 J                              C. 5 J                            D. 0 J

24. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

      A. 5,12 mm                      B. 2,56 mm                      C. 1,28 mm                  D. 10,24 mm

25. Tìm phát biểu đúng về mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện

      A. Công của lực điện cũng là thế năng tĩnh điện

      B. Công của lực điện là số đo độ biến thiên thế năng tĩnh điện

      C. Lực điện thực hiện công dương thì thế năng tĩnh điện tăng

      D. Lực điện thực hiện công âm thì thế năng tĩnh điện giảm

26. Một electron bay từ bản âm sang bản dương của tụ điện phẳng. Điện trường giữa hai bản tụ có cường độ 9.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là d = 7,2 cm. Khối lượng của e là 9,1.10-31kg. Vận tốc đầu của electron là không. Vận tốc của electron khi tới bản dương của tụ điện là

      A. 4,77.107 m/s                B. 3,65.107 m/s                C. 4,01.106 m/s             D. 3,92.107 m/s

27. Một electron chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Electron đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không ?

      A. 8 cm                            B. 10 cm                          C. 9 cm                         D. 11 cm

28. Hai electron ở rất xa nhau cùng chuyển động lại gặp nhau với cùng vận tốc ban đầu bằng 2.106 m/s. Cho các hằng số e = 1,6.10-19 C, me = 9,1.10-31 kg, và k = 9.109 Nm2/C2. Khoảng cách nhỏ nhất mà hai electron có thể tiến lại gần nhau xấp xỉ bằng

      A. 3,16.10-11 m                B. 6,13.10-11 m                 C. 3,16.10-6 m               D. 6,13.10-6 m

29. Một ion A có khối lượng m = 6,6.10-27  kg và điện tích q1 = +3,2.10-19  C, bay với vận tốc ban đầu v0 = 1.106 m/s từ một điểm rất xa đến va chạm vào một ion B có điện tích +1,6.10-19  C đang đứng yên. Tính khoảng cách gần nhất giữa hai ion.

      A. r = 1,4.10-13 m            B. r = 3.10-12 m                C. r = 1,4.10-11 m          D. r = 2.10-13 m

30. Một hạt prôtôn có điện tích +e và khối lượng 1,6726.10-27 kg đang chuyển động lại gần một hạt nhân silic đứng yên có điện tích bằng +14e. Cho các hằng số e = 1,6.10-19 C và k = 9.109 Nm2/C2. Khi khoảng cách từ prôtôn đến hạt nhân silic bằng r0 = 0,53.10-10 m thì tốc độ chuyển động của hạt prôtôn bằng 2.105 m/s. Vậy khi ra tới vị trí cách hạt nhân 4r0 thì tốc độ của prôtôn xấp xỉ bằng

      A. 2,94.105 m/s.               B. 3,75.105 m/s.               C. 3,1.105 m/s.              D. 4,75.105 m/s.

 

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Bộ 241 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Điện tích- Điện trường có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON