Đề cương này giúp các em tổng ôn lại những kiến thức cần nắm trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tập 2. Về phần văn học: Những tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam (Trung đại và hiện đại). Phần tiếng Việt: Các phép tu từ và các thể loại phong cách ngôn ngữ. Phần làm văn: Cách viết một bài văn nghị luận. Phần lý luận văn học: Tiêu chí, cấu trúc, nội dung và hình thức của một văn bản văn học.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
A. PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM
Về văn học trung đại
a. Các thể loại
- Thơ
- Phú
- Cáo
- Tựa
- Sử kí
- Truyện
- Ngâm khúc
- Truyện thơ Nôm
b. Giai đoạn văn học
- Các tác phẩm - tác giả xuất hiện trong các giai đoạn văn học:
- Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV.
- Giai đoạn từ thế kỷ XV đén thế kỷ XVII.
- Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
c. Chú trọng các tác giả sau đây: Đọc phần tiểu dẫn SGK
- Trương Hán Siêu
- Nguyễn Trãi
- Đặng Trần Côn
- Nguyễn Du
d. Chú trọng các tác phẩm sau đây:
Văn bản 1: Phú sông Bạc Đằng
-Trương Hán Siêu-
1. Nội dung:
- Bài phú thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc:
- Tự hào về truyền thống yêu nước (Qua việc ngợi ca các chiến công trên sông Bạch Đằng).
- Tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa (Qua việc ngợi ca đức lớn của nhân tài, của vua Trần và cũng là đức lớn của dân tộc).
2. Nghệ thuật:
- Kết cấu bài phú với 4 phần: Đề-thực-luận-kết.
- Lời văn biền ngẫu.
- Hình tượng nghệ thuật: Nhân vật khách và các bô lão.
- Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng , gợi cảm.
3. Chủ đề:
- Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
4. Phân tích hình tượng khách:
- Khách là sự phân thân của chính tác giả.
- Là một con người có tâm hồn phóng khoáng: Khách dạo chơi không chỉ để ngắm cảnh mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước.
- Trước cảnh đó, với tâm hồn phong phú nhạy cảm,tác giả vừa vui, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc.
- Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông đã từng ghi bao chiến tích.
- Buồn đau, nối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian làm mờ bao dấu vết.
5. Các bô lão:
- Là hình ảnh tập thể,có thể là những người dân địa phương, có thể là tác giả hư cấu.
- Các bô lão kể với khách các chiến tích trên sông Bạch Đằng. Kể với giọng đầy tự hào,nhiệt huyết.
- Sau lời kể là lời suy ngẫm,bình luận về chiến thắng của quân ta.
6. Lời ca của Khách và Chủ:
- Ca ngợi chiến công lịch sử của dòng sông Bạch Đằng.
- Chủ khẳng định chân lí “Bất nghĩa thì tiêu vong”.
- Khách ca ngợi sự anh minh của “Hai vị thánh quân”.
Trên đây là một phần trích dẫn của đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn. Để xem đầy đủ đề cương các em vui lòng tải về máy. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập thật tốt và đạt được kết quả cao trong kì thi cuối học kì sắp đến.
-MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)