Đề cương ôn thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10, là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh có thể củng cố lại kiến thức của mình và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học của chương trình Địa lý cơ bản lớp 10 giúp các em ôn thi dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, đây cũng sẽ là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy của quý thầy cô.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10
- PHẦN LÝ THUYẾT
- ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP
1. Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp
- Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Đặc điểm của ngành công nghiệp
- Gồm hai giai đoạn
- Tính chất tập trung cao độ
- Phối hợp nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Phân loại: dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, chia thành 2 loại: công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Vị trí địa lí
- Điều kiện tự nhiên
- Kinh tế, xã hội
3. Địa lí các ngành công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu, điện lực: Vai trò, trữ lượng, sản lượng phân bố
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm: Vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và phân bố
4. Hình thức tổ chức lãnh thổ
- Điểm công nghiệp
- Khu công nghiệp
- Trung tâm công nghiệp
- Vùng công nghiệp.
II. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Công nghiệp năng lượng
- Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định.
- Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng gồm:
a. Công nghiệp khai thác than: là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim và là nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
b. Công nghiệp khai thác dầu mỏ: dầu mỏ được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia, chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới.
- Dầu mỏ vừa là nhiên liệu, vừa là nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
c. Công nghiệp điện lực: là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Điện được sản xuất từ các nguồn: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tua-bin khí
2. Công nghiệp luyện kim
a. Luyện kim đen: sản xuất ra gang thép, là nguyên liệu cơ bản của ngành chế tạo máy và gia công kim loại.
b. Luyện kim màu: sản xuất các kim loại không có chất sắt, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy (ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử...).
3. Công nghiệp cơ khí
- Là "quả tim: của công nghiệp nặng, sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội.
- Có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống nhân dân.
- Cơ cấu gồm 4 phân ngành:
- Cơ khí thiết bị toàn bộ (dẫn chứng).
- Cơ khí máy công cụ (dẫn chứng).
- Cơ khí tiêu dùng (dẫn chứng).
- Cơ khí chính xác (dẫn chứng).
4. Công nghiệp điện tử tin học
- Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
- Là thước đo trình độ kinh tế kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Cơ cấu gồm 4 phân ngành:
- Máy tính (dẫn chứng).
- Thiết bị điện tử (dẫn chứng).
- Thiết bị viễn thông (dẫn chứng).
- Điện tử tiêu dùng (dẫn chứng).
5. Công nghiệp hóa chất.
- Là ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới.
- Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống.
- Có khả năng tận dụng phế liệu của các ngành kinh tế khác. Nhờ đó, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên được hợp lý và tiết kiệm.
- Cơ cấu gồm 3 phân ngành:
- Hóa chất cơ bản (dẫn chứng).
- Hóa tổng hợp hữu cơ (dẫn chứng).
- Hóa dầu (dẫn chứng).
6. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng – công nghiệp thực phẩm
- Gồm nhiều ngành khác nhau, sản phẩm đa dạng.
- Vốn đầu tư ít hơn so với các ngành công nghiệp nặng, thời gian xây dựng cơ sở sản xuất tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, hoàn vốn nhanh, có khả năng xuất khẩu.
- Sự phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và cho xuất khẩu.
- Công nghiệp thực phẩm: Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn uống, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn nữa, còn làm tăng giá trị sản phẩm, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn và cải thiện đời sống.
B. PHẦN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp?
Trả lời:
- Vai trò:
- Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Tạo ra tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế à Từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
- Giải phóng sức lao động, tạo ra nhiều vật phẩm tiêu dùng, nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
- Củng cố an ninh quốc phòng, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
b. Đặc điểm:
- Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động tạo ra các nguyên liệu
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tạo thành các tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
- Sản xuất công nghiệp cótính tập trung cao độ: thể hiện ở sự tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên diện tích nhất định
- Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp của nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp?
Trả lời:
a. Các nhân tố tự nhiên:
- Vị trí địa lý:ảnh hưởng tới việc lựa chọn các địa điểm xây dựng cơ sở công nghiệp,phân bố và tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Khoáng sản:là nguyên liệu của công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng và phân bố khoáng sản ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, tổ chức và phân bố các cơ sở công nghiệp.
- Khí hậu: Địa hình, thời tiết, khí hậu tác động tới hoạt động của các nghành công nghiệp (đặc biệt công nghiệp khai khoáng).
- Nước: Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp.
- Đất là nơi xây dựng các cơ sở công nghiệp à Quỹ đất cho công nghiệp và đặc điểm địa chất công trình ảnh hưởng tới quy mô, công tác thiết kế và chi phí xây dựng các cơ sở công nghiệp.
- Rừng và biển: cung cấp nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp.
b. Các nhân tố kinh tế xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó khả năng để phân bố và phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng.
- Tiến bộ khoa học công nghệ: tạo ra hững khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả cao.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung của bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10. Để xem đầy đủ bộ đề cương ôn tập này các em có thể để xem online hoặc tải về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10 và đáp án chi tiết để củng cố thêm kiến thức và ôn tập nhé. Chúc các em ôn tập và thi tốt!
--MOD Địa lý HOC247 (tổng hợp)