YOMEDIA
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online Đề thi thử môn Lý lần 1 - THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa
20 câu 25 phút 88
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Mạch dao động LC 3 câu 15%
  • Năng lượng mạch dao động LC 1 câu 5%
  • Mạch dao động LC khi có điện trở 1 câu 5%
  • Dao động điều hòa 4 câu 20%
  • Con lắc lò xo 1 câu 5%
  • Con lắc đơn 1 câu 5%
  • Tổng hợp dao động 2 câu 10%
  • Giao thoa sóng 4 câu 20%
  • Sóng âm 3 câu 15%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online Đề thi thử môn Lý lần 1 - THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 88

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

Hướng dẫn làm bài TRẮC NGHIỆM

  • Chọn câu trả lời đúng
  • Đánh dấu câu trả lời chưa chắc chắn để xem lại
  • Chuyển qua câu kế tiếp
  • Quay lại câu trước
  • Preview Xem lại các câu đã làm và sửa đáp án
  • Kết thúc Xem Preview và nộp bài
  • Lưu ý:

    - Những câu chưa chọn đáp án sẽ được tính là câu trả lời sai.

    - Nếu bạn thoát ra trong lúc chưa hết thời gian làm bài thì kết quả sẽ không được tính.

  • Câu 1:

    Vật dao động điều hòa với phương trình: \(x = 20 cos (2 \pi t - \pi/2)\) (cm) (t đo bằng giây). Gia tốc của vật tại thời điểm t = 1/12 (s) là: 

    • A. - 4 m/s
    • B. 2 m/s
    • C. 9,8 m/s
    • D. 10 m/s2
  • Câu 2:

     Cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động \(x = 10 cos(2 \pi t - \frac{\pi}{6}) cm\). Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên vào thời điểm:

    • A. \(\frac{1}{3}s\)
    • B. \(\frac{1}{6}s\)
    • C. \(\frac{2}{3}s\)
    • D. \(\frac{1}{12}s\)
  • Câu 3:

    Một chất điểm M dao động điều hòa theo phương trình:\(x = 2,5 cos(10 \pi t + \frac{\pi}{2}) (cm)\).  Tìm tốc độ trung bình của M trong 1 chu kỳ dao động: 

    • A. 50 m/s.
    • B.  50 cm/s.
    • C. 5 m/s.
    • D.  5 cm/s.
  • Câu 4:

    Một vật dao động điều hòa với phương trình: \(x = A cos (4 \pi t + \frac{\pi}{6})(cm)\). Chọn mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất để thế năng của vật giảm đi 1,5 lần kể từ t = 0 là:

    • A. 1/20 s
    • B. 1/12 s
    • C. 1/48 s
    • D.  1/24 s
  • Câu 5:

    Một con lắc lò xo nằm ngang có vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật đến vị trí có thế năng bằng 3 lần động năng thì một vật nhỏ khác m' (cùng khối lượng với m) rơi thẳng đứng và dính chặt vào m. Khi đó 2 vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ: 

    • A. \(\frac{\sqrt{5}}{4}A\)
    • B. \(\frac{\sqrt{14}}{4}A\)
    • C. \(\frac{\sqrt{7}}{2\sqrt{2}}A\)
    • D. \(\frac{\sqrt{5}}{2\sqrt{2}}A\)
  • Câu 6:

    Một con lắc đơn khối lượng quả cầu m = 200g, dao động điều hòa với biên độ nhỏ có chu kỳ T0 , tại một nơi có gia tốc \(g = 10 m/s^2\) , tích điện cho quả cầu một điện tích \(q = - 4.10^{-4}C\) rồi cho nó dao động điều hòa trong một điện trường đều theo phương thẳng đứng thì thấy chu kỳ của con lắc tăng lên gấp 2 lần. Vectơ cường độ điện trường có: 

    • A. Chiều hướng xuống và \(E = 7,5.10^3 (V/ m)\)
    • B. Chiều hướng lên và \(E = 7,5.10^3 (V/ m)\)
    • C. Chiều hướng lên và \(E = 3,75.10^3 (V/ m)\)
    • D. Chiều hướng xuống và \(E = 3,75.10^3 (V/ m)\)
  • Câu 7:

    Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,1. Kéo dài con lắc đến vị trí lò xo giãn 4cm rồi thả nhẹ. Tính khoảng thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên, \(g = 10 m/s^2\)

    • A. 0,1571 s
    • B.  0,1909 s.
    • C. 1,211 s 
    • D. 0,1925 s.
  • Câu 8:

    Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng m = 1kg, lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Đặt giá B nằm ngang đỡ vật m để lò xo có độ dài tự nhiên. Cho giá B chuyển động đi xuống với gia tốc \(a = 2 m/s^2\) không vận tốc đầu. Chọn trục tọa độ có phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của vật, gốc thời gian là lúc vật rời giá B. Phương trình dao động của vật là: 

    • A. x = 6 cos (10t – 1,91) cm.
    • B. x = 6 cos (10t + 1,91) cm. 
    • C. x = 5 cos (10t – 1,71) cm. 
    • D. x = 5 cos (10t + 1,71) cm. 
  • Câu 9:

    Một nguồn âm xem như 1 nguồn điểm , phát âm trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Ngưỡng nghe của âm đó là \(I_0 = 10^{-12} W/m^2\) .Tại 1 điểm A ta đo được mức cường độ âm là L = 70 dB.Cường độ âm I tại A có giá trị là 

    • A. 70W/m2
    • B. 10-7 W/m2
    • C. 107 W/m2
    • D.  10-5 W/m2
  • Câu 10:

    Một ống có một đầu bịt kín tạo ra âm cơ bản của nốt Đô có tần số 130,5 Hz. Nếu người ta để hở cả đầu đó thì khi đó âm cơ bản tạo ra có tần số là:

    • A. 263 Hz. 
    • B. 261 Hz. 
    • C. 269 Hz. 
    • D. 270 Hz.
  • Câu 11:

    Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng phương , cùng pha A và B cách nhau 8 cm. Biết bước sóng lan truyền là 1 cm. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình chữ nhật có cạnh BC bằng 6 cm. Tính số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD ? 

    • A. 8
    • B. 9
    • C. 10
    • D. 11
  • Câu 12:

    Tại hai điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có hai nguồn sóng dao động cùng pha tạo ra sóng mặt nước có bước sóng là 1,2 cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12 cm và 5cm. N đối xứng với M qua AB. Số hyperbol cực đại cắt đoạn MN là: 

    • A. 0
    • B. 3
    • C. 2
    • D. 4
  • Câu 13:

    Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 100 cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóng là 3 m/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại đó M dao động với biên độ cực đại. Giá trị nhỏ nhất của AM là: 

    • A. 5,28 cm. 
    • B. 10,56 cm. 
    • C. 12 cm. 
    • D. 30 cm. 
  • Câu 14:

    Một âm thoa có tần số 850 Hz được đặt sát một ống nghiệm hình trụ kín đặt thẳng đứng cao 80 cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30 cm thì thấy âm được khuếch đại lên rất mạnh, biết tốc độ truyền âm trong không khí từ 300 m/s đến 350 m/s. Hỏi khi đổ thêm nước vào ống nghiệm thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm khuếch đại mạnh? 

    • A. 2
    • B. 3
    • C. 4
    • D. 5
  • Câu 15:

    Trên mặt nước ba nguồn sóng \(u_1 = u_2 = 2 a cos \omega t, u_3 = a cos \omega t\) đặt tại A, B và C sao cho tam giác ABC vuông cân tại C và AB = 12 cm. Biết biên độ sóng không đổi và bước sóng lan truyền 1,2 cm. Điểm M trên đoạn CO (O là trung điểm AB) cách O một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu thì dao động với biên độ 5a.

    • A. 0,81 cm. 
    • B. 0,94 cm. 
    • C. 1,1 cm. 
    • D. 1,2 cm.
  • Câu 16:

    Một mạch dao động LC lí tưởng có C = 5\(\mu\)F, L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là Umax = 6V. Khi hiệu điện thế trên tụ là u = 4V thì độ lớn của cường độ dòng trong mạch là: 

    • A. i = 4,47 A .
    • B.  i = 2 A
    • C.  i = 2 mA. 
    • D. i = 44,7 mA. 
  • Câu 17:

    Một mạch A dao động gồm một cuộn cảm có điện trở thuần 0,5 \(\Omega\), độ tự cảm 275 \(\mu\)H và một tụ điện có điện dung 4200 pF. Hỏi phải cung cấp cho mạch một công suất là bao nhiêu để duy trì dao động của nó với hiệu điện thế cực đại trên tụ là 6 V. 

    • A.  2,15 mW
    • B. 137 \(\mu\)W
    • C. 513 \(\mu\)W
    • D. 137 mW
  • Câu 18:

    Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6 kHz; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8 kHz. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu? 

    • A. f = 7 kHz.
    • B.  f = 4,8 kHz.
    • C. f = 10 kHz. 
    • D.  f = 14 kHz. 
  • Câu 19:

    Mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm và hai tụ mắc nối tiếp C1 = 2C2= 3\(\mu\)F , biết hiệu điện thế trên tụ C2 và cường độ dòng điện đi qua cuộn dây ở thời điểm t1 và t2 có giá trị tương ứng là \(\sqrt{3}\) V; 1,5 mA và \(\sqrt{2}\)V; 1,5 2 mA. Độ tự cảm của cuộn dây là 

    • A. 0,625 H
    • B. 0,125 H
    • C. 1 H
    • D. 1,25 H
  • Câu 20:

    Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có L = 4 \(\mu\)H và tụ điện có điện dung C. Tại thời điểm t= 0 điện tích của tụ điện có giá trị cực đại.Sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng \(10^{-6}\) s  thì điện tích của tụ điện bằng nửa giá trị cực đại của nó, lấy \(\pi^2 = 10\) . Điện dung C của tụ điện là: 

    • A. \(2.10^{-7}F\)
    • B. \(2,25.10^{-7}F\)
    • C. \(2,5.10^{-7}F\)
    • D. \(3.10^{-7}F\)
AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF