Câu hỏi (22 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 79127
Trong ứng dụng di truyền học người ta tách AND của tế bào cho rồi chuyển sang tế bào nhận nhờ thể truyền là ngành kĩ thuật về:
- A. Công nghệ tế bào
- B. Công nghệ gen
- C. Công nghệ sinh học
- D. Công nghệ nhân giống vô tính
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 79131
Lai kinh tế là gì?
- A. Là phép lai cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai giống có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
- B. Là phép lai giữa hai cá thể thuộc dòng thuần với cơ thể dị hợp
- C. Là phép lai giữa hai dòng đã bị thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có
- D. Là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 79133
Môi trường sống của sinh vật là:
- A. Tất cả những gì có trong tự nhiên
- B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật
- C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
- D. Tất cả những gì bao quanh sinh vật
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 79134
Các sinh vật cùng loài thường có quan hệ:
- A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau
- B. Cạnh tranh và đối địch lẫn nhau
- C. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau
- D. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 79135
Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới là
- A. Nhóm sinh vật
- B. Quần xã sinh vật
- C. Quần thể sinh vật
- D. Hệ sinh thái
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 79136
Trạng thái cân bằng của quần thể là:
- A. Khả năng duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể
- B. Khả năng tạo ra sự ổn định về nơi ở trong quần thể
- C. Khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể ở mức cân bằng
- D. Khả năng duy trì sự sinh sản của quần thể
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 79137
Sinh vật tiêu thụ bao gồm :
- A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
- B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
- C. Động vật ăn thịt và cây xanh
- D. Vi khuẩn và cây xanh
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 79138
Trong chọn giống, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm
- A. Củng cố một số đặc tính mong muốn
- B. Tạo ra dòng thuần
- C. Tạo nguyên liệu cho lai khác dòng
- D. Tạo giống mới
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 79669
Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là
- A. Ở dạng thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số tính trạng xấu
- B. Khi lai chúng với nhau, chỉ có các gem trội có lợi mới dược biểu hiện ở con lai F1
- C. Do lai khác dòng nên các gen tương ứng tranh nhau thể hiện ra kiểu hình
- D. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 79670
Các nhân tố sinh thái hữu sinh gồm:
- A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
- B. Nước, đất, không khí
- C. Nấm, tảo, vi sinh vật
- D. Thực vật, động vật, thảm mục
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 79672
Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là:
- A. Quan hệ hội sinh
- B. Quan hệ cộng sinh
- C. Quan hệ hợp tác
- D. Quan hệ hỗ trợ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 79673
Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
- A. Các con gà trong một lồng gà
- B. Các con cá rô phi đơn tính trong một ao
- C. Các con cá trong một ao
- D. Các con chuột đồng trên một cánh đồng lúa
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 79676
Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do
- A. số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
- B. số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau
- C. số người sinh ra ít hơn số người tử vong
- D. chỉ có sinh ra mà không có tử vong
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 79682
Trong một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là :
- A. 50% AA + 50% Aa
- B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa
- C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa
- D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 79685
Giới hạn nhiệt độ của cá chép từ 20C - 440C, giới hạn nhiệt độ của cá rô phi từ 50C - 420C
Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau:
- A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi
- B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi
- C. Cá chép có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi
- D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 79686
Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các cây theo trình tự sau:
- A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau
- B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau
- C. Trồng đồng thời nhiều loại cây
- D. Không thể trồng cùng hai loại cây này
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 79687
Trong các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn nào là chuỗi hoàn chỉnh:
- A. Cây xanh-> chuột -> mèo-> vi khuẩn
- B. Cây xanh -> châu chấu -> ếch
- C. Cỏ -> nai -> hổ
- D. Thỏ -> hổ -> vi khuẩn
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 79689
Sử dụng sơ đồ dưới đây để trả lới các câu hỏi
Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là
- A. 6
- B. 4
- C. 5
- D. 3
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 79690
P có 100% kiểu gen Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp lặn ở F3 là:
- A. 87,5 %
- B. 43,75%
- C. 25%
- D. 12,5%
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 79691
Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
- A. Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh sẫm
- B. Phiến lá lớn, rộng, màu xanh nhạt
- C. Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
- D. Phiến lá lớn, rộng, màu xanh sẫm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 79694
Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao khi lai giữa hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Có thể dùng con lai F1 để làm giống được không? Tại sao?
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 79698
Nêu khái niệm quần xã sinh vật ? Lấy 2 ví dụ về quần xã sinh vật ở địa phương em ?