Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 85573
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là
- A. ns2np4.
- B. ns2np3.
- C. ns2np5.
- D. ns2np6.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 85574
Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:
- A. tăng dần.
- B. giảm dần.
- C. không thay đổi.
- D. vừa tăng, vừa giảm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 85576
Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?
- A. Làm thức ăn cho người và gia súc.
- B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen.
- C. Làm dịch truyền trong y tế.
- D. Khử chua cho đất.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 85577
Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là:
- A. AgNO3
- B. Ba(OH)2
- C. NaOH
- D. Ba(NO3)2
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 85578
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo từ MnO2 và dung dịch HCl như sau:
Khí Clo sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hiđro clorua. Để thu được khí Clo khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
- A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
- B. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
- C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
- D. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 85579
Hòa tan hoàn toàn 91,35 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được V lít khí Cl2 (đktc). Gía trị của V là:
- A. 19,6.
- B. 23,52.
- C. 15,68.
- D. 11,76.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 85580
Phương trình hóa học nào sau đây không thể xảy ra?
- A. KBrdung dịch + Cl2 →
- B. NaIdung dịch + Br2 →
- C. H2Ohơi nóng+ F2 →
- D. KBrdung dịch + I2 →
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 85581
Cho 75 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20% (d=1,2g/ml). Gía trị của m là:
- A. 228,12.
- B. 82,5.
- C. 270.
- D. 273,75.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 85582
Cho 11,7 gam hỗn hợp bột Mg và Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 54,3 gam muối clorua khan. Gía trị của V là:
- A. 10,08.
- B. 13,44.
- C. 3,36.
- D. 6,72.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 85584
Tính chất hóa học của axit clohiđric là:
- A. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, không có tính khử.
- B. Là axit mạnh, có tính khử, không có tính oxi hoá.
- C. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, có tính khử, dễ bay hơi.
- D. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, có tính khử.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 85585
Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng?
- A. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3.
- B. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
- C. 2HCl + Cu → CuCl2 + H2.
- D. 2HCl + FeS → FeCl2 + H2S.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 85588
Trong tự nhiên, Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng
- A. Khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl).
- B. Đơn chất Cl2 có trong khí thiên nhiên.
- C. Khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O).
- D. NaCl trong nước biển và muối mỏ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 85590
Vị trí của nguyên tố Oxi trong bảng tuần hoàn hóa học là
- A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.
- B. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
- D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 85592
Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần làm như sau:
- A. Rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước.
- B. Rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc.
- C. Rót nhanh dung dịch axit đặc vào nước.
- D. Rót thật nhanh nước vào dung dịch axit đặc
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 85594
Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là:
- A. -2.
- B. +4.
- C. +6.
- D. +8.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 85596
Một chất dùng để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:
- A. Ozon.
- B. Clo.
- C. Oxi.
- D. Flo.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 85598
Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây:
- A. KMnO4.
- B. NaHCO3.
- C. CaCO3.
- D. (NH4)2SO4.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 85600
Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon:
- A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.
- B. Oxi và ozon đều có số proton và số notron giống nhau trong phân tử.
- C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
- D. Oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như: Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 85604
Ở phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử ?
- A. 2H2S + 4Ag + O2 → 2Ag2S + 2H2O.
- B. H2S+ Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS.
- C. 2Na + 2H2S → 2NaHS + H2.
- D. 3H2S+2KMnO4 → 2MnO2 +2KOH + 3S +2H2O.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 85608
Cho các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào không xảy ra với chất tan trong dung dịch ?
- A. SO2 + dung dịch NaOH →
- B. SO2 + dung dịch BaCl2 →
- C. SO2 + dung dịch nớc clo →
- D. SO2 + dung dịch H2S →
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 85610
Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là:
- A. 11,5 gam.
- B. 12,6 gam.
- C. 10,4 gam.
- D. 9,64 gam.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 85612
Hòa tan 18,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 7,84 lít SO2 (đktc) và dung dịch Y. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
- A. 60,87%
- B. 45,65%
- C. 53,26%
- D. 30,43%.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 85613
Hoà tan 13,44 gam một kim loại M có hóa trị không đổi bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch Y và V lit khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 36,48 gam muối sunfat khan. Kim loại M là:
- A. Mg
- B. Al
- C. Fe
- D. Zn
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 85614
Có một loại quặng pirit chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn axit sunfuric 98% thì cần m tấn quặng pirit trên và biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất H2SO4 là 90%. Gía trị của m là:
- A. 69,44 tấn.
- B. 68,44 tấn.
- C. 67,44 tấn.
- D. 70,44 tấn.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 85617
Tốc độ phản ứng là:
- A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 85618
Cho các yếu tố sau: (a) nồng độ chất; ( b) áp suất; (c) xúc tác; (d) nhiệt độ; (e) diện tích tiếp xúc. Số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 85621
Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC: N2O5 → N2O4 + 1/2O2. Ban đầu nồng độ của N2O5 là 4,66M, sau 368 giây nồng độ của N2O5 là 4,16M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là
- A. 2,72.10−3 mol/(l.s).
- B. 1,36.10−3 mol/(l.s).
- C. 6,80.10−4 mol/(l.s).
- D. 6,80.10−3 mol/(l.s).
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 85623
Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do
- A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
- B. tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
- C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.
- D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 85627
Cho các cân bằng sau:
(a) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k)
(b) N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k)
(c) CO2 (k) + H2 (k) ⇔ CO (k) + H2O (k)
(d) 2HI (k) ⇔ H2 (k) + I2 (k)
(e) CH3COOH (l) + C2H5OH (l) ⇔ CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)
Số cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch khi tăng áp suất là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 85629
Cho phương trình phản ứng : 2A (k) + B (k) ⇔ 2X (k) + 2Y (k). Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Nồng độ B ở trạng thái cân bằng lần lượt là:
- A. 0,7M.
- B. 0,8M.
- C. 0,35M.
- D. 0,5M.