Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 426222
Nếu ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3 (V) thành một bộ nguồn, thì bộ nguồn không thể có giá trị suất điện động nào?
- A. 3 (V)
- B. 5 (V)
- C. 9 (V)
- D. 6 (V)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 426226
Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, khi điện trở mạch ngoài là R1 = 2Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 2A. Khi điện trở mạch ngoài là R2 = 3Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài là 4,5 V. Giá trị của E và r là:
- A. E = 6V; r = 0,5Ω.
- B. E = 4,5V, r = 1Ω.
- C. E = 6V; r = 1Ω.
- D. E = 4V; r = 0,5Ω.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 426228
Một bóng đèn loại 3V – 6W mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E = 3 (V) và điện trở trong r = 0,5 (Ω). Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn có giá trị:
- A. 2,25 (V).
- B. 2 (V).
- C. 3 (V).
- D. 1,5 (V).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 426230
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng điện phân:
- A. Mạ điện, đúc điện.
- B. Luyện nhôm.
- C. Điều chế Clo.
- D. Khoan cắt kim loại.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 426233
Các vật liệu ở trạng thái siêu dẫn khi đã có sự giảm đột ngột về 0 của
- A. điện trở suất.
- B. Nhiệt độ tuyệt đối.
- C. năng lượng.
- D. Nhiệt dung riêng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 426238
Dưới tác dụng của điện trường, dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của chỉ:
- A. lỗ trống và electron tự do
- B. ion dương và electron tự do
- C. ion dương và ion âm
- D. ion dương, ion âm và electron tự do
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 426240
Có hai bóng đèn Đ1 (120V – 60W) và đèn Đ2 (120V – 45W) được mắc theo sơ đồ như hình vẽ. Biết hai đèn đều sáng bình thường. Số chỉ ampe kế là
- A. 0,875 A
- B. 0,667 A
- C. 4,67 A
- D. 0,125 A
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 426242
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có ( E = 110 V, r = 10 Ω), đèn dây tóc Đ ghi (120V – 60W), ampe kế có điện trở không đáng kể. Hiện tượng quan sát được là:
- A. đèn sáng mạnh hơn bình thường
- B. đèn sáng bình thường
- C. đèn không sáng
- D. đèn sáng yếu hơn bình thường
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 426244
Gọi ne và np lần lượt là mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống trong một chất bán dẫn loại p thì
- A. ne bằng với np
- B. ne rất nhỏ so với np
- C. ne rất lớn so với np
- D. tổng của ne và np bằng không
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 426247
Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động 24 V, điện trở trong 2 Ω và điện trở mạch ngoài 6 Ω. Cường độ dòng điện trong mạch là:
- A. 3A
- B. 4A
- C. 12A
- D. 16 A
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 426250
Cho hai acquy có suất điện động E1 = E2 = E và điện trở trong 2 Ω lần lượt là r1 và r2. Acquy thứ nhất (E1 , r1) có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P1 = 20W. Acquy thứ hai (E2 , r2) có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P2 = 30 W. Nếu hai acquy này ghép nối tiếp thì công suất mạch ngoài cực đại là
- A. 15W.
- B. 10W.
- C. 50 W.
- D. 48W.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 426255
Cho hai bản kim loại đặt gần nhau, hệ vật không phải là một tụ điện trong trường hợp giữa hai bản kim loại là:
- A. gốm
- B. mica
- C. dung dịch parafin
- D. dung dịch muối ăn
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 426260
Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ điểm M đến điểm N trong điện trường chỉ phụ thuộc vào
- A. Quỹ đạo chuyển động
- B. vị trí của M
- C. vị trí của M và N
- D. vị trí của N
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 426267
Cho hai điện tích Q1 và Q2 với |Q1| = |Q2|, đặt tại hai điểm A và B, là vecto cường độ điện trường tổng hợp do Q1 và Q2 gây ra tại M (M trung điểm AB) như hình vẽ. Ta kết luận
- A. Q1 dương và Q2 âm
- B. Q1 âm và Q2 dương
- C. Q1 và Q2 đều âm
- D. Q1 và Q2 đều dương
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 426270
Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ vật cô lập về điện:
- A. tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số
- B. tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không
- C. số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm
- D. tổng các điện tích dương luôn bằng giá trị tuyệt đối tổng các điện tích âm
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 426278
Một điện tích điểm có khối lượng 4,5.10-9 kg, tích điện + 1,5.10-6 C chuyển động không vận tốc đầu từ bản dương sang bản âm của một tụ điện phẳng. Hai bản tụ cách nhau một khoảng 2cm. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ là 3000 V/m. cho rằng trọng lượng của điện tích rất nhỏ so với độ lớn của lực điện tác dụng lên nó. Thời gian cần thiết để điện tích này chuyển động từ bản dương sang bản âm là
- A. 2.10-8 s
- B. 2.10-4 s
- C. 4.10-4s
- D. 4.10-8 C
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 426284
Treo vào cùng một điểm O hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau là 0,01 g trong không khí bằng hai sợi dây mảnh nhẹ có độ dài mỗi sợi là 50 cm. Cho hai quả cầu nhiễm điện bằng nhau về độ lớn thì chúng đẩy nhau và cách nhau 6 cm. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10m/s2 . Điện tích của mỗi quả cầu là
- A. 1,55.10-10 C
- B. 1,55.10-19 C
- C. 15,5.10-10 C
- D. 15,5.10-19 C
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 426288
Biểu thức định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là:
- A. \({U_{MN}} = \frac{{{A_{NM}}}}{q}\)
- B. \({U_{MN}} = \frac{{{A_{NM}}}}{{|q|}}\)
- C. \({U_{MN}} = \frac{{{A_{MN}}}}{q}\)
- D. \({U_{MN}} = \frac{{{A_{MN}}}}{{|q|}}\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 426294
Một sợi dây đồng có điện trở R ở 200 C. Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10-3 K-1. Để điện trở của dây tăng gấp 100/99 lần thì nhiệt độ phải:
- A. giảm xuống còn 17,70 C
- B. tăng lên đến 22,30 C
- C. tăng lên đến 20,20 C
- D. giảm xuốn còn -17,70 C
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 426305
Một điện tích điểm q dương chuyển động dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC. Tam giác ABC nằm trong điện trường đều, đường sức của điện trường này có chiều từ C đến B. Gọi AAB và AAC là công lực điện sinh ra tương ứng khi điện tích di chuyển từ A đến B và từ A đến C thì ta có
- A. AAB = - AAC
- B. AAB = AAC
- C. AAB = -2AAC
- D. AAB = 2AAC
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 426314
Cường độ điện trường cảu một điện tích Q gây ra tại một điểm M không phụ thuộc:
- A. điện tích thử q
- B. hằng số điện môi ε của môi trường
- C. điện tích Q
- D. khoảng cách r từ Q đến M
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 426320
Một tụ điện khi mắc vào hiệu điện thế U = 20 V thì có điện tích \(q = {8.10^{ - 6}}C\). Điện dung của tụ điện này là
- A. 2,5μF
- B. 0,4μF
- C. 160μF
- D. 0,02μF
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 426326
Điện phân dung dịch muối bạc nitrat (AgNO3) bằng các cặp điện cực sau:
Bình 1: catot và anot làm bằng than chì
Bình 2: catot làm bằng than chì và anot làm bằng bạc
Bình 3: catot và anot làm bằng bạc
Hiện tượng dương cực tan sẽ xảy ra trong bình điện phân
- A. 1 và 3
- B. 1,2 và 3
- C. 1 và 2
- D. 2 và 3
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 426329
Một toa tàu được chiếu sáng bằng năm ngọn đèn điện giống nhau. Có công suất ổn định và mắc song song nhau. Biết hiệu điện thế hai đầu mạch giữ không đổi. Nếu số đèn còn bốn bóng thì điện năng tiêu thụ sẽ:
- A. giảm xuống
- B. tăng lên
- C. không đổi
- D. tăng rồi giảm
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 426336
Cho mạch điện kín gồm bộ pin có suất điện động 7,5V, điện trở trong 1 Ω và một bóng đèn 6V – 9W. Hiệu suất thắp sáng của nguồn là
- A. 20%.
- B. 100%.
- C. 80 %.
- D. 93 %.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 426341
Cho một hệ ba quả cầu kim loại A,B và C cô lập về điện và hoàn toàn giống nhau. Biết quả cầu A trung hòa về điện, quả cầu B có điện tích - 6μC, quả cầu C có điện tích + 6μC. Cho A và B tiếp xúc với nhau, rồi tách rời ra, và sau đó cho B tiếp xúc với C. Điện tích sau cùng của quả cầu B là
- A. -6μC.
- B. 1,5 μC.
- C. 4,5 μC.
- D. 0 μC.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 426346
1eV (electron - vôn) là động năng mà một electron thu thêm được khi nó chuyển động chỉ dưới tác dụng của lực điện trường giữa hai điểm có hiệu điện thế 1V. Đổi đơn vị ta được
- A. 1eV = -1,6.10-19 J
- B. 1eV = 1,6.10-19 J
- C. 1eV = 1J
- D. 1eV = 1,6.1019 J
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 426350
Chiều dày tổng cộng của lớp nikem phủ lên một tâm kim loại mỏng là 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Cho biết niken có khối lượng riêng là \(8,{8.10^3}\) kg/m3, khối lượng mol nguyên tử là 58,7 g/mol và hóa trị II. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân xấp xỉ bằng.
- A. 1,2 mA.
- B. 2,4 mA.
- C. 1,2A.
- D. 2,41A.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 426353
Trong hiện tượng đoản mạch thì
- A. dòng điện chạy qua nguồn rất lớn
- B. dòng điện qua nguồn rất nhỏ
- C. không có dòng điện qua nguồn
- D. điện trở trong của nguồn bằng 0
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 426358
Gọi ρbd , ρkl và ρđm lần lượt là điện trở suất của bán dẫn, kim loại và điện môi ở cùng nhiệt độ phòng thì
- A. ρkl > ρbd> ρđm
- B. ρbd> ρđm> ρkl
- C. ρđm> ρbd> ρkl
- D. ρđm> ρkl> ρbd
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 426363
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là:
- A. 2000 V.
- B. 500 V.
- C. 1000 V.
- D. 1500V.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 426365
Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là:
- A. 8.10-6 C.
- B. 16.10-6 C.
- C. 2.10-6 C.
- D. 4.10-6 C.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 426367
Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là:
- A. 24000 kJ.
- B. 48 kJ.
- C. 400 J.
- D. 24 J.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 426370
Hai bóng đèn có công suất định mức như nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1= 110V và U2 = 220V. Tỉ số điện trở của hai bóng đèn là:
- A. \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {1 \over 2}\)
- B. \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {2 \over 1}\)
- C. \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {4 \over 1}\)
- D. \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {1 \over 4}\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 426376
Có 3 điện trở \({R_1} = 2{\rm{ }}\Omega ;{\rm{ }}{R_2} = 3{\rm{ }}\Omega ;{\rm{ }}{R_3} = 6{\rm{ }}\Omega \). Chọn cách mắc để được bộ điện trở tương đương có giá trị lớn nhất trong các cách mắc sau.
- A. R3 nối tiếp cụm (R2 // R1)
- B. R1 nối tiếp cụm (R2 // R3 )
- C. R1 // cụm (R2 nối tiếp R3 )
- D. 3 điện trở song song
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 426380
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với.
- A. Cường độ dòng điện trong mạch
- B. Hiệu điện thế hai đầu vật dẫn
- C. Thời gian dòng điện chạy qua mạch
- D. Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 426382
Một bàn là dùng điện 220V. Thay đổi giá trị điện trở của cuộn dây trong bàn là để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi bằng cách
- A. giảm 4 lần.
- B. tăng gấp đôi.
- C. giảm 2 lần.
- D. tăng 4 lần.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 426383
Một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua , đại lượng đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt trên vật dẫn là:
- A. Công suất tỏa nhiệt.
- B. Công của dòng điện.
- C. Điện năng tiêu thụ.
- D. Nhiệt lượng tỏa ra.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 426386
Điện phân một dung dịch bằng bình điện phân có hiện tượn dương cực tan với dòng điện 8A trong 16 phút 5 giây thì được 2,56 (g) chất giải phóng ở điện cực, biết hóa trị chất đó là 2. Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là:
- A. kẽm.
- B. đồng.
- C. sắt.
- D. Niken.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 426389
Một nguồn có E = 3 V. r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1 Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là:
- A. 3,5W
- B. 2,25 W
- C. 4,5W
- D. 3W