Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 427126
Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn như thế nào?
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
- C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 427127
Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng?
- A. \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)
- B. \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)
- C. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)
- D. \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 427128
Với mạch điện gồm 3 điện trở được mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 5Ω, R2 = 20Ω, R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 50V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính điện trở R3?
- A. 15Ω
- B. 5Ω
- C. 20Ω
- D. 25Ω
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 427141
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó có dạng gì?
- A. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B. Đường tròn
- C. Đường thẳng song song với trục hoành
- D. Đường thẳng bất kì
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 427146
Người ta đo được hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn là 60V, dây dẫn có điện trở 30Ω. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có độ lớn là bao nhiêu?
- A. 2A
- B. 4A
- C. 6A
- D. 3A
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 427148
Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, các điện trở có giá trị lần lượt là 20Ω và 30Ω. Điện trở tương đương của đoạn mạch là bao nhiêu?
- A. 10Ω
- B. 50Ω
- C. 60Ω
- D. 70Ω
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 427154
Điện trở R1=10Ω chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1=6V. Điện trở R2=5Ω chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2=4V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là bao nhiêu?
- A. 10V
- B. 12V
- C. 9V
- D. 8V
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 427155
Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có chiều dài như thế nào?
- A. Chiều dài 1m tiết diện đều \(1{m^2}\)
- B. Chiều dài 1m tiết diện đều \(1c{m^2}\)
- C. Chiều dài 1m tiết diện đều \(1m{m^2}\)
- D. Chiều dài 1mm tiết diện đều \(1m{m^2}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 427156
Bóng đèn có ghi \(6V - 3W\) được mắc nối tiếp với một biến trở R vào mạch điện có hiệu điện thế 9V. Để đèn sáng bình thường thì R có giá trị là bao nhiêu?
- A. 6Ω
- B. 3Ω
- C. 9Ω
- D. 12Ω
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 427158
Đơn vị nào sau đây KHÔNG phải là đơn vị đo công của dòng điện?
- A. Wh
- B. kWh
- C. J
- D. Ω
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 427161
Bóng đèn loại 220V - 100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là bao nhiêu?
- A. 220 kWh
- B. 100 kWh
- C. 1 kWh
- D. 0,1 kWh
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 427177
Trong công thức \(P = {I^2}R\) nếu giảm cường độ dòng điện 2 lần thì công suất là bao nhiêu?
- A. Tăng gấp 4 lần
- B. Giảm đi 4 lần
- C. Tăng gấp 8 lần
- D. Giảm đi 8 lần
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 427178
Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W để đun 1,5 lít nước từ 200C cho đến lúc sôi. Cho biết hiệu suất của ấm điện là 75%, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nước sôi ở 1000C. Thời gian đun sôi nước là bao nhiêu?
- A. 11 phút 12 giây
- B. 67 phút 2 giây
- C. 1 phút 12 giây
- D. 6 phút 24 giây
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 427179
Nam châm có mấy từ cực?
- A. 2 từ cực
- B. 3 từ cực
- C. 4 từ cực
- D. 5 từ cực
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 427180
Các cực từ của nam châm có tên ra sao khi chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
- A. A là cực Bắc, B là cực Nam
- B. A là cực Nam, B là cực Bắc
- C. A và B là cực Bắc
- D. A và B là cực Nam
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 427181
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về yếu tố nào?
- A. các đường sức điện
- B. các đường sức từ
- C. cường độ điện trường
- D. cảm ứng từ
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 427182
Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho thỏa mãn điều kiện nào?
- A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
- B. Có độ mau thưa tùy ý
- C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
- D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 427184
Kim loại nào sau đây giữ được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ?
- A. Sắt
- B. Thép
- C. Sắt non
- D. Đồng
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 427187
Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều của yếu tố nào?
- A. Chiều quay của nam châm
- B. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
- C. Chiều của đường sức từ
- D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 427191
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 12Ω mắc song song?
- A. 36Ω
- B. 15Ω
- C. 4Ω
- D. 2,4Ω
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 427193
Với mạch mạch điện như hình vẽ biết A chỉ 1A, V chỉ 12V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là bao nhiêu?
- A. R1 = 5 Ω; R2 = R3 = 10 Ω
- B. R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 8 Ω
- C. R1 = 3 Ω; R2 = R3 = 6 Ω
- D. R1 = 2 Ω; R2 = R3 = 4 Ω
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 427195
Với điện trở của bếp điện làm bằng nikelin R = 48,5 Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là abo nhiêu?
- A. 99,79 W
- B. 9,979 W
- C. 997,9 W
- D. 0,9979 W
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 427199
Cho bốn điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc 4 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U=90V. Cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?
- A. I = 2A
- B. I = 1,5A
- C. I = 1A
- D. I = 4,5A
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 427203
Nêu công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất p là gì?
- A. \(R = \frac{{4pl}}{{\pi {d^{^2}}}}\)
- B. \(R = \frac{{4{d^2}l}}{p}\)
- C. \(R = \frac{{4pd}}{{\pi l}}\)
- D. \(R = \frac{{4pl}}{{\pi {d^{^2}}}}\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 427208
Biết dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một dây dẫn có điện trở 3kΩ. Công suất tỏa nhiệt trên dây có độ lớn là bao nhiêu?
- A. 6W
- B. 6000W
- C. 0,012W
- D. 18W
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 427211
Với hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, 1 dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω. Dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỷ số S1/S2 bằng bao nhiêu?
- A. 1/2
- B. 1/3
- C. 0,3
- D. 3
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 427215
Cực Nam của nam châm vĩnh cửu được kí hiệu bằng chữ cái nào sau đây?
- A. N
- B. K
- C. S
- D. V
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 427220
Từ trường KHÔNG tồn tại xung quanh đối tượng nào?
- A. Trái Đất
- B. Nam châm
- C. Dòng điện
- D. Hạt điện tích đứng yên
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 427225
Người ta cho một kim nam châm lại gần một nam châm điện như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là SAI:
- A. Đầu B là cực Nam
- B. Đầu A là cực Bắc
- C. Đầu S của kim nam châm chịu lực đẩy
- D. Đầu S của kim nam châm chịu lực hút
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 427229
Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
- A. Nam châm để tạo ra dòng điện
- B. Bộ phận đứng yên là roto
- C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện
- D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 427233
Đặt một đoạn dây dẫn có chiều dài 30cm, có dòng 2A chạy qua trong từ trường, sao cho dây dẫn song song với các đường sức từ. Khi đó lực điện từ tác dụng lên đoạn dây có đặc điểm nào sau đây?
- A. Lực điện từ hướng thẳng đứng xuống
- B. Lực điện từ có phương ngang
- C. Lực điện từ có độ lớn bằng không
- D. Lực điện từ rất lớn
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 427238
Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một dây dẫn giảm 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó sẽ là bao nhiêu?
- A. Tăng 2 lần
- B. Giảm 2 lần
- C. Tăng 4 lần
- D. Giảm 4 lần
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 427243
Công thức tính điện trở của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song có dạng như thế nào?
- A. \(\dfrac{1}{{{R_{td}}}} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)
- B. \({R_{td}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)
- C. \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)
- D. \({R_{td}} = {R_1} - {R_2}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 427245
Đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ là 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu?
- A. 3V
- B. 8V
- C. 5V
- D. 4V
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 427250
Nếu mạch điện gồm các điện trở R giống nhau mắc song song thì điện trở tương đương của mạch điện đó như thế nào?
- A. Bằng các điện trở thành phần
- B. Nhỏ hơn các điện trở thành phần
- C. Lớn hơn các điện trở thành phần
- D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn các điện trở thành phần
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 427255
Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là bao nhiêu?
- A. \(R' = 4R\)
- B. \(R' = \dfrac{R}{4}\)
- C. \(R' = R + 4\)
- D. \(R' = R - 4\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 427259
Khi đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua mạch đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần?
- A. 2 lần
- B. 6 lần
- C. 8 lần
- D. 16 lần
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 427263
Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở 6Ω. Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là bao nhiêu?
- A. 12Ω
- B. 9Ω
- C. 6Ω
- D. 3Ω
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 427267
Để đo điện năng tiêu thụ ở các hộ gia đình, người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
- A. Công tơ điện
- B. Ampe kế
- C. Nhiệt kế
- D. Vôn kế
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 427269
Động cơ điện là dụng cụ biến đổi dạng năng lượng gì?
- A. Nhiệt năng thành điện năng
- B. Điện năng thành cơ năng
- C. Cơ năng thành điện năng
- D. Điện năng thành nhiệt năng