Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 335841
Khi sử dụng máy tính bỏ túi với 10 chữ số thập phân ta được \(\sqrt 8 = 2,828427125\). Giá trị gần đúng của \(\sqrt 8 \) chính xác đến hàng phần trăm là
- A. 2,82
- B. 2,80
- C. 2,83
- D. 2,81
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 335842
Cho mệnh đề A: “\(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 < 0\)”. Mệnh đề phủ định của A là
- A. \(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 > 0\)
- B. \(\exists \) x\(\in \) R, x2 – x +7 < 0
- C. \(\exists \) x \(\in \) R, x2 – x +7 \(\ge\) 0
- D. \(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 > 0\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 335843
Cho A ={ 1,2,3}, số tập con của A là
- A. 6
- B. 5
- C. 8
- D. 3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 335844
Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề chứa biến?
- A. 18 là số chẵn
- B. Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
- C. 9 là số nguyên tố
- D. \(\left( {{x^2} + x} \right) \vdots 5,x \in \mathbb{N}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 335849
Cho G là trọng tâm \(\Delta \)ABC, O là điểm bất kỳ thì ta có:
- A. \(\overrightarrow {AG} = \dfrac{{\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} }}{2}\)
- B. \(\overrightarrow {AG} = \dfrac{{\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {AC} }}{3}\)
- C. \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 3\overrightarrow {OG} \)
- D. \(\overrightarrow {AG} = \dfrac{2}{3}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} )\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 335853
Hãy chọn mệnh đề đúng:
- A. Hai vectơ không cùng hướng thì luôn ngược hướng
- B. Hai vectơ có độ dài bằng nhau thì bằng nhau
- C. Hai vectơ cùng phương thì cùng hướng
- D. Hai vectơ bằng nhau thì cùng hướng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 335856
Tập xác định của hàm số \(y = \dfrac{{2x - {x^2}}}{{{x^2} + 1}}\) là
- A. \(\mathbb{R}\)
- B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm 1} \right\}\)
- C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\)
- D. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 335857
Cho hàm số \(f(x) = \left| {2x - 1} \right|\) . Lúc đó \(f\left( x \right) = 3\) khi
- A. \(x=2\)
- B. \(x=2\) hoặc \(x=-1\)
- C. \(x = \pm 2\)
- D. Kết quả khác
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 335858
Với giá trị nào của m thì phương trình \(\left( {m - 1} \right){x^2} - 6\left( {m - 1} \right)x + 2m - 3 = 0\) có nghiệm kép ?
- A. \(m = \dfrac{7}{6}\)
- B. \(m = - \dfrac{6}{7}\)
- C. \(m = \dfrac{6}{7}\)
- D. \(m{\rm{ }} = {\rm{ }} - 1\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 335860
Với giá trị nào của m thì phương trình \({x^2}\;-{\rm{ }}mx{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) có hai nghiệm âm phân biệt ?
- A. \(m < 0\)
- B. \(m > 2\)
- C. \(m \ne 0 \)
- D. \(m < -2\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 335862
Phủ định của mệnh đề : \(\pi \) là số vô tỷ là
- A. \(\pi \) không phải là số vô tỷ
- B. \(\pi \) là số nguyên
- C. \(\pi \) là số thực
- D. \(\pi \) là số dương
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 335864
Cho \(A = \left\{ {x \in \mathbb{R},{\rm{ }}x \ge 3} \right\}\). Trong các tập hợp sau tập nào bằng tập A?
- A. Tập các nghiệm của bất phương trình \(\left| {x - 1} \right| \ge 2\).
- B. Tập các nghiệm của phương trình \(2{x^2} + 5x - 7 = 0\).
- C. Tập các nghiệm của bất phương trình \(2x - 6 \ge 0\).
- D. Tập các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 3.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 335865
Cho hai tập hợp \(M = \{ 1;2;3;5\} ,\)\(N = \{ 2;6; - 1\} \). Xét các khẳng định sau đây: \(\begin{array}{l}M \cap N = \{ 2\} \\N\backslash M = \{ 1;3;5\} \\M \cup N = \{ 1;2;3;5;6; - 1\} \end{array}\). Có bao nhiêu khẳng định đúng trong ba khẳng định nêu trên?
- A. 3
- B. 1
- C. 0
- D. 2
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 335868
Cho \(A = \left\{ {n \in \mathbb{N}:n < 5} \right\}\), tập A là tập hợp nào trong các tập sau?
- A. {1,2,3,4,5}
- B. {1,2,3,4}
- C. {0,1,2,3,4}
- D. {0,1,2,3,4,5}
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 335871
Cho \(\Delta ABC\) cân ở A, đường cao AH, câu nào sau đây đúng:
- A. \(\overrightarrow {HB} = \overrightarrow {HC} \)
- B. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {AC} \)
- C. \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} } \right|\)
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 335873
Cho ∆ ABC vuông cân tại A, H là trung điểm BC, đẳng thức nào sau đây là đúng ?
- A. \(\;\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {AC} \;\)
- B. \(\overrightarrow {BC} = 2\overrightarrow {CH} \)
- C. \(\;\overrightarrow {BC} = 2\overrightarrow {AH} \)
- D. \(\overrightarrow {BH} = \overrightarrow {HC} \)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 335878
Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, M là trung điểm của BC, đẳng thức nào sau đây là đúng ?
- A. \(\overrightarrow {MG} = - \dfrac{1}{3}\overrightarrow {MA} \)
- B. \(\overrightarrow {GA} = 2\overrightarrow {GM} \)
- C. \(\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow {GA} \)
- D. \(\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = 2\overrightarrow {GM} \)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 335880
Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số sau đây \(y = \dfrac{{x - 1}}{{2{x^2} - 3x + 1}}\) ?
- A. \(A\left( {0;1} \right)\)
- B. \(B\left( {\dfrac{1}{2}; - \dfrac{1}{2}} \right)\)
- C. \(C\left( {1;0} \right)\)
- D. \(D\left( {2;\dfrac{1}{3}} \right)\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 335882
Với giá trị nào của m thì phương trình \(\dfrac{{2mx - 1}}{{x + 1}} = 3\) có nghiệm ?
- A. \(m \ne \dfrac{3}{2}\)
- B. \(m \ne 0\)
- C. \(m \ne \dfrac{3}{2}\) và \(m \ne 0\)
- D. \(m \ne \dfrac{3}{2}\) và \(m \ne - \dfrac{1}{2}\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 335885
Phát biểu nào sau đây không phải là mệnh đề ?
- A. 13 là hợp số.
- B. 7 là số nguyên tố.
- C. 92 là số lẻ.
- D. Bức tranh đẹp quá!
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 335886
Cho \(A = \left\{ {0;2;4;6} \right\}\). Tập A có bao nhiêu phần tử?
- A. 4
- B. 8
- C. 7
- D. 6
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 335888
Cho tập hợp \(X = \{ x \in \mathbb{R}|x - 1 > 0\} .\) Hãy chọn khẳng định đúng.
- A. \(X = (0;1)\).
- B. \(X = (0; + \infty )\).
- C. \(X = ( - 1;0)\).
- D. \(X = (1; + \infty )\).
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 335889
Cho số gần đúng a = 2 841 275 với độ chính xác d = 300. Số quy tròn của số a là
- A. 2 841 300
- B. 2 841 000
- C. 2 840 000
- D. 2 841 280
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 335891
Số phần tử của tập hợp A = \(\left\{ {{k^2} + 1|k \in \mathbb{Z},{\rm{ }}\left| k \right| \le 2} \right\}\) là
- A. 2
- B. 3
- C. 1
- D. 5
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 335893
Cho \(\Delta ABC\) với M là trung điểm của BC, đẳng thức nào sau đây là đúng ?
- A. \(\,\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AM} \)
- B. \(\,\,\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)
- C. \(\,\,\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {AB} = \overrightarrow 0 \)
- D. \(\,\,\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {2MA} \,\,\,\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 335896
Cho 4 điểm A, B, C, D bất kỳ, chọn đẳng thức đúng:
- A. \(\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {CA} - \overrightarrow {DC} = \overrightarrow {BD} \)
- B. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} \)
- C. \(\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {DC} \)
- D. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} \)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 335898
Cho hàm số \(\;f\left( x \right) = {\rm{ }}2{x^3}\;-{\rm{ }}3x{\rm{ }} + {\rm{ }}1\). Tìm mệnh đề đúng
- A. \(f\left( x \right)\) là hàm chẵn
- B. \(f\left( x \right)\) là hàm lẻ
- C. \(f\left( x \right)\) là hàm không chẵn, không lẻ
- D. \(f\left( x \right)\) là hàm vừa chẵn, vừa lẻ
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 335902
Một đường thẳng song song với đường thẳng \(y = - x\sqrt 2 \) là
- A. \(y + x\sqrt 2 = 2\)
- B. \(y = - \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}x - 2\)
- C. \(y = x\sqrt 2 + 2\)
- D. \(y - \dfrac{2}{{\sqrt 2 }}x = - 2\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 335904
Phương trình \({x^6} + 2007{x^3} - 2009 = 0\) có bao nhiêu nghiệm âm ?
- A. 0
- B. 1
- C. 3
- D. 6
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 335908
Khi cho học sinh của một lớp học đăng ký môn thể thao mà bản thân yêu thích thì thu được kết quả : 24 học sinh đăng ký môn bóng đá, 20 học sinh đăng ký môn cầu lông, 7 học sinh đăng ký cả 2 môn bóng đá và cầu lông, 8 học sinh đăng ký một môn khác. Biết rằng tất cả học sinh trong lớp này đều đăng kí môn thể thao mà bản thân yêu thích. Hỏi sĩ số lớp này là bao nhiêu ?
- A. 42
- B. 41
- C. 45
- D. 59
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 335911
Cho \(A = \left( { - \infty ;5} \right],B = \left[ {5; + \infty } \right)\), trong các kết quả sau kết quả nào là sai?
- A. \(A\backslash B = \left( { - \infty ;5} \right)\)
- B. \(A \cap B = \phi \)
- C. \(\mathbb{R}\backslash A = \left( {5; + \infty } \right)\)
- D. \(A \cup B = \mathbb{R}\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 335912
Tập hợp \(D = ( - \infty ;2] \cap ( - 6; + \infty )\) là tập nào sau đây?
- A. (-6; 2]
- B. \(( - \infty ; + \infty )\)
- C. [-6; 2]
- D. (-4; 9]
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 335916
Cho lục giác đều ABCDEF có tâm O. Số các véctơ khác véctơ không, ngược hướng với \(\overrightarrow {OA} \), có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của lục giác là:
- A. 2
- B. 4
- C. 6
- D. 3
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 335918
Xác định vị trí 3 điểm A, B, C thỏa hệ thức: \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {CA} \) là:
- A. A là trung điểm của BC
- B. \(\Delta \)ABC cân
- C. A, B, C thẳng hàng
- D. C trùng B
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 335921
Cho hình chữ nhật ABCD, đẳng thức nào sau đây là đúng ?
- A. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {DB} = \overrightarrow {AD} \)
- B. \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BC} \)
- C. \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {CA} \)
- D. \(\;\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right|\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 335924
Gọi \({x_1},{\rm{ }}{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(2{x^2}\;-{\rm{ }}ax{\rm{ }}-{\rm{ }}1{\rm{ }} = 0\). Khi đó giá trị của biểu thức \(T = 2x_1^2 + 2x_2^2\) là
- A. \(2\left( {\dfrac{{{a^2}}}{4} + 1} \right)\)
- B. \(2\left( {\dfrac{{{a^2}}}{4} - 1} \right)\)
- C. \(2\left( {{a^2} + 1} \right)\)
- D. \(2\left( {{a^2} - 1} \right)\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 335926
Cho tập \(E \ne \phi \). Trong các tập hợp sau tập nào khác tập E?
- A. \(E \cap \phi \)
- B. \(E \cap E\)
- C. \(E \cup \phi \)
- D. \(E \cup E\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 335927
Cho \(A = \left( { - 5;1} \right],B = \left[ {3; + \;\infty } \right),\)\(C = \left( { - \infty ; - 2} \right)\), câu nào sau đây đúng?
- A. \(B \cap C = \phi \)
- B. \(A \cap C = {\rm{[}} - 5; - 2]\)
- C. \(A \cup B = ( - 5; + \infty )\)
- D. \(B \cup C = ( - \infty ; + \infty )\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 335929
Cho \(X = \left( { - 5;2} \right),Y = \left( { - 2;4} \right)\). Tập hợp \({C_{X \cup Y}}Y\) là tập hợp nào?
- A. (-5 ; -2]
- B. (2;4)
- C. (-5;-2)
- D. [2;4)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 335932
Cho hai phương trình \({x^2} + 2x - 3m = 0\) và \({x^2} + x + m = 0\). Các giá trị của m để cả 2 phương trình cùng có nghiệm là
- A. \(m \ge - \frac{1}{4}\)
- B. \( - \frac{1}{3} < m < \frac{1}{4}\)
- C. \( - \frac{1}{3} \le m \le \frac{1}{4}\)
- D. \(m \le \frac{1}{4}\)