Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 417401
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Bị chiến tranh tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.
- B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
- C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
- D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 417405
Trong những năm 1945 – 1950, quốc gia nào chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mĩ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 417406
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
- A. Anh.
- B. Nhật Bản
- C. Liên Xô
- D. Mỹ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 417408
Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
- A. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
- B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới
- C. Đưa con người lên mặt trăng
- D. Tạo ra cừu Đô-li
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 417410
Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
- B. Đàn áp phong trào công nhân, cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
- C. Đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền.
- D. Tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 417414
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Liên Xô
- D. Mĩ
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 417415
Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
- A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
- B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
- C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
- D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 417417
Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là
- A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản
- B. Mĩ giải giáp lực lượng phát xít ở Nhật Bản.
- C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
- D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 417418
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
- A. Đạt sự tăng trưởng “thần kì”
- B. Lâm vào suy thoái khủng hoảng
- C. Tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ
- D. Cơ bản được phục hổi và bước đầu phát triển
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 417420
Một trong những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản là
- A. hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.
- B. không tiếp cận được các nguồn viện trợ từ bên ngoài.
- C. năng suất lao động thấp.
- D. trình độ quản lí và năng lực sản xuất kém.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 417423
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì?
- A. Hoàn toàn kiệt quệ
- B. Phát triển mạnh mẽ
- C. Phát triển không ổn định
- D. Không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 417425
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện mà các nước Tây Âu phải chấp nhận để được hưởng viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san?
- A. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp.
- C. Hạ thuế quan đối với hang hóa Mĩ.
- D. Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 417427
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
- A. Trao trả nền độc lập cho các nước thuộc địa.
- B. Thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới
- C. Tái xâm lược các nước thuộc địa.
- D. Công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 417430
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích chống lại
- A. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- B. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- C. Phong trào công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ.
- D. Phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 417433
Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Bức tường Béc-lin sụp đổ
- B. Nước Đức tái thống nhất
- C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
- D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 417436
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
- A. Chiến tranh bùng nổ
- B. Chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt
- C. Chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc
- D. Chiến tranh đã kết thúc
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 417437
Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
- A. Anh - Pháp – Nhật Bản
- B. Liên Xô - Mĩ – Anh
- C. Anh - Pháp - Đức
- D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 417439
Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Liên Xô
- B. Mỹ
- C. Pháp
- D. Trung Quốc
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 417440
Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
- A. Liên Xô, Mĩ, Anh
- B. Các nước phương Tây.
- C. Trung Quốc, Anh, Pháp
- D. Anh, Đức, Nhật Bản
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 417441
Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
- A. 9/1967
- B. 9/1977
- C. 9/1987
- D. 9/1997
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 417444
Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?
- A. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”.
- B. Chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời.
- C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.
- D. Bản đồ gen người được mã hóa hoàn chỉnh.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 417445
“Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?
- A. 1947
- B. 1961
- C. 2000
- D. 2003
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 417448
Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
- A. Năng lượng mặt trời
- B. Năng lượng điện
- C. Năng lượng than đá
- D. Năng lượng hơi nước
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 417449
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
- A. Bê tông
- B. Pôlime
- C. Sắt
- D. Thép
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 417451
Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
- A. Sáng chế những vật liệu mới
- B. Khoa học công nghệ
- C. Cuộc “cách mạng xanh”
- D. Tạo ra công cụ lao động mới
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 417453
Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. trật tự hai cực I-an-ta.
- B. hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- C. trật tự Viên.
- D. trật tự thế giới “đa cực, nhiều trung tâm”.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 417455
Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới là thắng lợi của
- A. cách mạng Trung Quốc (1949)
- B. cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
- C. cách mạng Việt Nam (1945)
- D. cách mạng Cuba (1959)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 417457
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
- A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô- Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh
- B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác
- C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra
- D. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 417459
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là:
- A. Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển
- B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế
- C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi
- D. Hoà nhập nhưng không hoà tan
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 417460
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới đang được định hình sau khi trật tự Ianta sụp đổ là gì?
- A. Đơn cực
- B. Hai cực
- C. Đa cực
- D. Không phân cực
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 417462
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
- A. Nông nghiệp.
- B. Giao thông vận tải.
- C. Tài chính.
- D. Công nghiệp nặng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 417463
Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?
- A. Đồn điền trồng lúa
- B. Đồn điền trồng cao su
- C. Đồn điền trồng chè
- D. Đồn điền trồng cà phê
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 417464
Thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Việt Nam?
- A. Thực hiện chính sách “chia để trị”
- B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
- C. Thi hành chính sách giáo dục “ngu dân”.
- D. Nới lỏng một số quyền tự do, dân chủ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 417465
Ở Việt Nam, bộ phận nào trong giai cấp địa chủ đã cấu kết với đế quốc Pháp để áp bức, bóc lột nông dân?
- A. Đại địa chủ
- B. Trung địa chủ
- C. Tiểu địa chủ
- D. Trung, tiểu địa chủ
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 417468
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?
- A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp
- B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp
- C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
- D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 417469
Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của lực lượng xã hội nào ở Việt Nam?
- A. Giai cấp công nhân
- B. Giai cấp nông dân
- C. Giai cấp thợ thủ công
- D. Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 417471
Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?
- A. Phong trào “chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa”
- B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
- C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
- D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 417473
Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
- A. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt
- B. Phong trào “chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa”
- C. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ
- D. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 417474
Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?
- A. Tăng lương giảm giờ làm
- B. Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm
- C. Chống đánh đập công nhân
- D. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 417477
Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
- A. Người nhà quê.
- B. Tin tức.
- C. Tiền phong.
- D. Dân chúng.